Pin năng lượng mặt trời là một công nghệ hiện đại và đang đóng góp những vị trí không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Điện năng lượng mặt trời đang dần được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam
Trong bài viết này hãy cùng Kỹ Thuật Đo tìm hiểu chi tiết về tấm pin năng lượng mặt trời, tất tần tật thông tin hữu ích như khái niệm, giá bạn, nơi bán và cách vệ sinh các tấm pin này thế nào cho đúng nhé!
Phụ lục bài viết
Pin năng lượng mặt trời là gì?
Pin năng lượng mặt trời tiếng Anh là Solar Panel là một loại pin được thiết kế bởi nhiều tế bào quang điện trên bề mặt. Các tế bào quang điện này sẽ chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện để con người có thể sử dụng
Ánh sáng mặt trời là một nguồn tài nguyên vô hạn từ thiên nhiên mà chúng ta có thể tận dụng, nhờ vào đặc điểm này mà ngày này các tấm pin mặt trời được sử dụng rất rộng rãi để tiết kiệm điện năng cho mỗi gia đình
Các thông số quan trọng của pin năng lượng mặt trời
a. Công suất
Đối với pin năng lượng mặt trời, công suất là thông số quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý khi muốn chọn mua thiết bị này. Công suất pin sẽ giúp bạn tính toán được sơ bộ lượng điện năng mà pin có thể chuyển hóa được, từ đó bạn có thể tính toán và lắp đặt các hệ thống pin năng lượng mặt trời phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình
Thông thường, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ có các thông số phổ biến như là 100W, 400W, 500W, 1000W. Các tấm pin nhỏ lẻ này sẽ được ghép lại thành các hệ thống có công suất cao hơn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người
Đối với việc lắp đặt cho hộ gia đình, bình thường bạn cần một hệ thống khoảng 3kW hoặc 5kW để có thể cung cấp đủ điện năng sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình.
b. Hiệu suất
Đi cùng với công suất thì hiệu suất cũng là một thông số đặc biệt quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi chọn mua các tấm pin năng lượng mặt trời, thông số hiệu suất sẽ cho bạn biết từ công suất kỹ thuật được công bố của tấm pin, tỷ lệ chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện sẽ được bao nhiêu, hay có thể hiểu là % chuyển đổi là bao nhiêu
Hiệu suất pin mặt trời sẽ thay đổi tùy thuộc vào cấu tạo của pin. Với pin poly hiệu suất thường nằm trong khoảng 13 – 16%, pin được sản xuất theo công nghệ mono sẽ có hiệu suất cao hơn dao động khoảng 16 – 25%
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
- Kích thước tổng thể của hệ thống: các hệ thống lớn có bề mặt tiếp xúc lớn sẽ cho hiệu suất chuyển đổi điện năng cao hơn
- Môi trường làm việc: các yếu tố về môi trường như thời gian chiếu sáng, hướng chiếu sáng, cường độ ánh sáng cũng là các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động
- Cấu tạo tấm pin: pin mono sẽ có hiệu suất chuyển đổi năng lượng tốt hơn pin poly nhờ vào công nghệ hiện đại hơn
Tìm hiểu cấu tạo của tấm pin năng lượng mặt trời
Cấu tạo
Các tấm pin mặt trời được cấu tạo từ nhiều tế bào quang điện (các tế bào này được gọi là solar cells), tế bào quang điện thực chất là các cảm biến ánh sáng được xếp cạnh nhau trên toàn bộ bề mặt của tấm pin.
Cấu tạo chính của pin sẽ gồm 3 lớp: lớp sillicon, lớp phốt pho (cung cấp điện âm), lớp boron (cung cấp điện dương)
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động chính của pin năng lượng mặt trời là dựa trên hiệu ứng quang điện hay còn gọi là hiệu ứng chuyển hóa quang năng thành điện năng
Khi các tấm pin được mặt trời chiếu vào, các cảm biến quang trên bề mặt pin sẽ hấp thụ các hạt photon từ năng lượng mặt trời, quá trình hấp thụ sẽ tạo ra dòng điện. Năng lượng từ các hạt photon sẽ chạm vào bề mặt của tấm pin làm cho electron bị bật ra khỏi quỹ đạo nguyên tử vốn có của chúng, từ đó giải pháp vào điện trường do pin tạo ra. Cuối cùng, các electron tự do này sẽ chuyển đổi thành dòng điện có hướng, đây được gọi là hiệu ứng quang điện
Bộ tích điện năng lượng mặt trời
Bộ tích điện năng lượng mặt trời (hay còn gọi là bộ lưu điện năng lượng mặt trời) là một thiết bị khá quan trọng đối với các hệ thống điện năng lượng mặt trời, đặc biệt là với các hệ thống sử dụng điện độc lập
Sử dụng điện độc lập là khi bạn chỉ sử dụng điện năng thu được từ hệ thống điện của mình mà không sử dụng thêm điện từ điện lưới nhà nước
Khi sử dụng điện độc lập, buổi tối khi không được chiều sáng bạn sẽ không thể sử dụng các thiết bị điện trong nhà vì không có điện năng cung cấp vào. Do đó, bạn bắt buộc phải sử dụng các bộ tích trữ điện để lưu trữ điện năng sản xuất từ buổi sáng và dùng vào lúc chiều tối
Các bộ tích điện năng lượng mặt trời thường có già thành cao và thường phải bảo trì liên tục định kỳ nên chi phí đầu tư sẽ cao hơn so với các hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Có những loại pin năng lượng mặt trời nào
Trên thị trường hiện này có đến 3 loại pin năng lượng mặt trời, đó là pin mono, pin poly và pin năng lượng mặt trời dẻo. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, Kỹ Thuật Đo sẽ giới thiệu cho bạn hai loại pin được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đó là pin Mono và pin Poly
a. Pin mono
Pin mono còn gọi là Monocrystalline, đây là một loại pin đơn tinh thể. Pin mono được thiết kế với công nghệ cao hơn nên cho hiệu suất chuyển đổi quang cao hơn pin Poly. Hiệu suất chuyển đổi của pin mono có thể dao động trong khoảng từ 18 – 25% giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư. Bạn có thể dễ dàng phân biệt các tấm pin loại này nhờ vào bề mặt màu đen của tấm pin
b. Pin poly
Khác với loại trên, Poly là loại pin được thiết kế với cấu trúc đa tinh thể hay còn gọi là Polycrystalline đây là loại pin có giá thành rẻ phù hợp cho như cầu sử dụng năng lượng thấp hoặc chi phí đầu tư hạn hẹp ban đầu. Hiệu suất chuyển đổi của pin poly thường nằm trong khoảng 12 – 17%, để nhận biết loại pin này bạn có thể nhìn vào các mảng màu của bề mặt pin thường có màu xanh dương, xanh lá, xanh đen
Thương hiệu pin năng lượng mặt trời nổi bật
JA: nếu bạn một tìm một thương hiệu có mức giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ổn định thì các sản phẩm đến JA Solar có thể là thứ bạn cần. JA được thành lập từ năm 2005 với 12 cơ sở sản xuất và hơn 20 chi nhánh trên khắp thế giới, các sản phẩm có mặt ở hơn 135 quốc gia trên thế giới
Vsun: là một thương hiệu chuyên cung cấp các tấm năng lượng mặt trời uy tín có nguồn gốc từ Nhật. Bắt đầu hoạt động từ những năm 2006 tại Nhật đến nay đã có hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. VSUN nhanh chóng mở rộng sang các châu lục khác như Bắc Mỹ, Đông Nam Á và EMEA… để khẳng định vị thế của mình
Canadian: là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Canada, thương hiệu chuyên về năng lượng mặt trời này đã có mặt từ những năm 2001 với sự mệnh từ nhà thành lập là mong muốn một trái đất sử dụng năng lượng sạch và chất lượng hơn. Các sản phẩm chất lượng của Canadian đã có mặt tại hơn 160 quốc gia, cung cấp hơn 75GW đủ sức thắp sáng cho 17.7 triệu hộ gia đình. Nếu bạn tìm một thương hiệu chuyên cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng thì Canadian là một thương hiệu đáng cân nhắc
AE: hay còn gọi là AE Solar đây là một cái tên cũng khá nổi trong lĩnh vực điện mặt trời, AE là một thương hiệu đến từ Đức, được thành lập từ những năm 2003. Với dầy chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm của thương hiệu này được tin dùng ở hơn 95 quốc gia trên thế giới
Jinko Solar: là một thương hiệu đến từ Trung Quốc được thành lập từ những năm 2006, với sự phát triển không ngừng nghỉ của mình, các sản phẩm của Jinko Solar được tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một sản phẩm với mức chi phí đầu tư phù hợp, chất lượng ổn định mà bạn không nên bỏ qua
Giá pin năng lượng mặt trời là bao nhiêu
Đọc đến phần này của bài viêt thì chắc hẳn bạn cũng đang muốn tìm hiểu mức giá để mua pin năng lượng cũng như chi phí lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời cho gia đình của mình là bao nhiêu rồi phải không
Dưới đây, hãy cùng Kỹ Thuật Đo tham khảo mức giá pin và chi phí lắp đặt tại các cơ sở ở Hồ Chí Minh (giá tham khảo dự kiến vào 11/2022 nhé)
Giá pin năng lượng mặt trời
Như bạn đã biết, thông số quan trọng nhất của pin năng lượng mặt trời được tính bằng Watt nên giá bạn của các tấm pin này cũng được tính theo công suất. Thông thường mỗi Watt sẽ có giá dao động từ 6.500 vnđ – 10.000 vnđ (hoặc hơn) tùy vào thương hiệu, nhà cung cấp và cấu tạo pin. Như vậy ta có bảng giá ước tính như sau
– Loại 100W: giá có thể dao động trong khoảng từ 900.000 vnđ ~ 1.500.000 vnđ
– Loại 250W: giá có thể dao động trong khoảng từ 2.200.000 vnđ ~ 3.000.000 vnđ
– Loại 400W: giá có thể dao động trong khoảng từ 2.500.000 vnđ ~ 4.000.000 vnđ
– Loại 450W: giá có thể dao động trong khoảng từ 3.000.000 vnđ ~ 4.500.000 vnđ
– Loại 500W: giá có thể dao động trong khoảng từ 3.250.000 vnđ ~ 5.000.000 vnđ
– Loại 1000W: giá có thể dao động trong khoảng từ 6.250.000 vnđ ~ 10.000.000 vnđ
*Lưu ý: Giá tổng hợp chỉ mang tính tham khảo và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
Chi phí lắp đặt điện mặt trời
Khác với giá pin năng lượng, chi phí lắp đặt sẽ bao gồm nhiều chi phí khác nên sẽ cao hơn kha kha khá so với giá pin mà bạn đã tham khảo ở bên trên
Chi phí lắp đặt pin năng lượng mặt trời bao gồm nhiều chi phí khác như chi phí vật tư, phí khảo sát, thiết kế, nhân công lắp đặt… Dưới đây là chi phí thi công lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ mà bạn có thể tham khảo
Công suất | Giá tiền | Sản lượng điện | Số tấm pin | Hình thức |
3kW | 45 – 60.000.000 VNĐ | 375kWh | 6 – 7 tấm | Hộ gia đình |
5kW | 70 – 80.000.000 VNĐ | 610kWh | 12 – 14 tấm | Hộ gia đình |
10kW | 140 – 160.000.000 VNĐ | 1200 – 1300kWh | 24 – 26 tấm | Hộ gia đình |
50kW | 13 – 15.000.000 VNĐ / 1kWh | Doanh nghiệp | ||
100kW | 12.5 – 14.500.000 VNĐ / 1kWh | Doanh nghiệp |
Vệ sinh pin năng lượng mặt trời
Sau thời gian dài hoạt động nhất là ở những khi vực mà không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như các khu vực nhà mặt tiền, gần các công trình xây dựng, gần khu công nghiệp. Các tấm pin năng lượng mặt trời của bạn sẽ sớm bị tích tụ bụi bẩn trên bề mặt pin
Bụi bẩn bám vào khu vực này sẽ khiến lượng ánh sáng chiếu đến cảm biến bị giảm, việc này khiến cho hiệu suất của pin không đạt hiệu quả như mong muốn gây lãng phí khi đầu tư thiết bị. Do đó, việc vệ sinh các tấm pin năng lượng định kỳ là vô cùng cần thiết giúp lượng điện tạo ra được đảm bảo hơn
Dưới đây là các bước cơ bản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để vệ sinh thiết bị của mình
Bước 1: Ngắt kết nối với biến tần Inverter
– Là một hệ thống điện, nên trong quá trình vệ sinh lau chùi nếu tiếp xúc với nước là vô cùng nguy hiểm, có thể gây nguy hại cho người vệ sinh. Do đó, bước đầu hãy ngắt kết nối hệ thống pin bằng công tắc DC ở hộp điện, để bảo an toàn điện đã được ngắt an toàn
Bước 2: Làm ướt bề mặt
– Đầu tiên hãy làm ướt bề mặt tấm pin bằng nước (lưu ý không sử dụng vòi xịt cao áp vì có thể làm trầy xước bề mặt pin), nước sẽ làm bề bụi bẩn trên bề mặt tấm pin mềm ra giúp quá trình vệ sinh hiệu quả hơn, giảm các tác động do ma sát
Bước 3: Vệ sinh tấm pin
– Khi bề mặt đã được làm ướt, lúc này bạn có thể vệ sinh chúng dễ dàng bằng các dụng cụ vệ sinh pin mặt trời chuyên dụng như dung dịch tẩy rửa, chổi rửa lông mềm để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng và bề mặt của sản phẩm.
– Hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa thông thường vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, nguy hiểm hơn là có thể làm hỏng pin
Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch
– Tiếp tục sử dụng vòi rửa nhẹ để loại bỏ toàn bộ dung dịch vệ sinh và bụi bẩn còn lại trên bề mặt của tấm pin năng lượng mặt trời
Bước 5: Phơi khô và khởi động lại nguồn điện
– Khi đảm bảo rằng bề mặt và các cổng kết nối trên các tấm pin mặt trời đã hoàn toàn khô ráo (khoảng 30 phút phơi nắng). Bạn có thể bật lại công tắc trên biến tần inverter để vận hành lại hệ thống
Hỏi Đáp
a, Giá vệ sinh pin năng lượng mặt trời?
Nếu bạn là một người không có kinh nghiệm vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời hoặc không có các dụng cụ cần thiết bị để vệ sinh, bạn có thể nhờ các dịch vụ từ bên ngoài với mức chi phí nằm trong khoảng 100.000 VNĐ cho hệ thống có công suất 1 kWp
b, Trọng lượng của pin nlmt?
Tuy có nhiều loại và kích thước khác nhau tuy nhiên các tấm pin mặt trời sẽ có trọng lượng trong khoảng từ 6kg – 7kg cho các panel 100W. Để tính toán án chừng bạn có thể lấy số khối lượng này nhân lên đến số kW mà bạn muốn lắp
c, Có nên lắp điện năng lượng mặt trời?
Việc lắp đặt điện mặt trời là hoàn toàn không bắt buộc, bạn có thể lắp đặt để sử dụng hoặc không đều được. Các vấn đề về tiết kiệm điện và chi phí sinh hoạt khi sử dụng năng lượng mặt trời là dài hạn với mức chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn. Nếu bạn có một khoảng chi phí dư giả và muốn lắp đặt sử dụng để tiện lợi trong dài hạn 10 – 20 năm sau thì đây là một khoảng đầu tư tốt
d, Giá một tấm pin năng lượng mặt trời?
Giá pin năng lượng mặt trời có mức dao động khá đa dạng. Bạn có thể tính toán chi phí cơ bản như ở phần “Giá pin năng lượng mặt trời” mà Lidinco đã đề cập ở trên. Để tính toán nhanh thì chi phí cho 1W pin sẽ giao động trong khoảng 6.500 VNĐ – 10.000 VNĐ tùy vào thương hiệu sản xuất và loại pin
e, Mặt trái của pin năng lượng mặt trời là gì?
Sau tất cả những lợi ích mà nó mang lại thì pin năng lượng mặt trời cũng có những mặt trái, mặt hại đó chính là việc xử lý pin sau khi hết vòng đời sử dụng. Về bản chất, pin năng lượng mặt trời khi không còn giá trị sử dụng được xem là rác thải điện tử và rác thải điện tử chính là một trong những vấn nạn ô nhiễm môi trường lớn nhất trong thời đại mà công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay
f, Tuổi thọ pin năng lượng mặt trời là bao nhiêu?
Một tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ khá dài thường khoảng 20 – 25 năm trên lý thuyết. Ngoài ra, thời gian bảo hành kỹ thuật sản phẩm lên đến 12 năm, đảm bảo cho khả năng làm việc lâu dài và bền bỉ
Thiết bị kiểm tra thông số tấm pin năng lượng mặt trời
Lidinco cung cấp các dòng thiết chuyên dụng cho việc đo kiểm thông số các tấm bảng năng lương mặt trời. Nếu bạn đang tìm mua các thiết bị kiểm tra điện chính hãng như máy kiểm tra thông số IV, máy đo năng lượng ánh sáng, thiết bị kiểm tra pin năng lượng mặt trời, máy kiểm tra lắp đặt quang điện….
Vui lòng liên hệ cho Lidinco để được hỗ trợ và tư vấn
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447
Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com
Bài viết bổ ích