Mua thiết bị đo

Kiểm tra chât lượng sản phẩm may mặc

Các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc

Bởi kythuatldc

Ngành công nghiệp may mặc là một ngành công nghiệp tỷ đô trên toàn thế giới, và ở Việt Nam ngành dệt may cũng là một ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu đóng góp lớn đối với nền kinh tế của chúng ta trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhưng các thị trước lớn ở nước ngoài rất chú trọng vấn đề chất lượng của vật liệu may mặc chính vì thế mà việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ngày càng được đề cao và được các doanh nghiệp chú trọng.

Quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu may

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn là quá trình kiểm soát lại chất lượng của sản phẩm từ chất liệu, thiết kế, kích thước, nhãn mác và sự chỉn chu trong từng sản phẩm tại nơi sản xuất trước khi gửi hàng hoá đi đến tay người tiêu dùng.

Quy trình cơ bản của việc kiểm tra vật liệu may cơ bản gồm các bước:

  1. Kiểm tra chất liệu vải
  2. Kiểm tra độ bền màu
  3. Chất lượng đường chỉ may
  4. Kiểm tra mẫu thiết kế
  5. Kiểm tra chất lượng khóa kéo
  6. Kiểm tra đo co giãn, độ bền của vải
  7. Kiểm tra kích thước vật liệu dệt may

1. Kiểm tra mật độ và thành phần vải 

Ai trong ngành may mặc, thời trang cũng đều biết mỗi chất liệu vải đều có những và nhược điểm khác nhau. Cùng một loại vật liệu vải cotton nhưng nguồn gốc, nơi sản xuất khác nhau cũng tạo ra nhưng những thước vải có chất lượng khác nhau. Nhưng về những tính chất cơ bản của vải cotton như: thấm nước nhanh và đều, dễ gấp nếp thì chúng không có sự khác biệt quá lớn chính vì thế nên rất khó có thể nhận ra được chất lượng khác biệt của vật liệu diệt may nếu chỉ dựa trên giác quan. 

 

Quy trình kiểm tra mật độ hoặc độ dày của vải được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc để xác định xem vải có đạt tiêu chuẩn chất lượng chính xác hay không. Vải quá mỏng hoặc không đủ dày có thể có nghĩa là nhà sản xuất không sử dụng loại vải có chất lượng đủ để đảm bảo quần áo có tuổi thọ cao trong điều kiện và giặt thông thường.

Có ba phép thử mật độ, độ dày của vải mà kiểm định viên có thực hiện ngay tại chỗ:

  • Kiểm tra GSM: (Grams per square meter) là một phép đo tiêu chuẩn định lượng của vải. Kiểm tra viên sẽ sử dụng cân điện tử để đo gam trên mét vuông (GSM) của một mẫu vải và so sánh phép đo đó với thông số kỹ thuật của khách hàng.
  • Kiểm tra SPI (Stitches per Inch) là số mũi may trong 1 inch đường may / mật độ mũi chỉ. Số mũi chỉ trong 1 inch có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài đường may, bề mặt mũi may, sự co giãn và đàn hồi đường may trên những loại vài co giãn.
  • Kiểm tra thành phần vật liệu.

Để kiểm tra chuyên sâu hơn về vật liệu dệt may có chất lượng như thế nào thì cần sử dụng thiết bị thử nghiệm hỗ trợ như: Máy kiểm tra độ xoắn, buồng kiểm tra độ bền, thiết bị kiểm tra độ dày, kính soi mật độ sợi vải, máy cuội sợi…

Đặc biệt đối với các mặt hàng đặc biệt nhưng đồ bảo hộ, đây là một mặt hàng đặc biệt cầm phải đạt được các yêu cầu rất cao tính kháng sự xâm nhập của vi khuẩn, chất lỏng, cùng lúc tạo độ thoáng cho người sử dụng.

Đối với những loại sản phẩm đặc biệt như vậy việc kiểm tra vật liệu đầu vào càng được chú trọng và không thể qua loa, những lúc như vậy thiết bị kiểm tra vật liệu là những công cụ đắt lực nhất của người kiểm định.

2. Kiểm tra độ bền màu vật liệu may mặc

buong-kiem-tra-do-ben-mau-vai-sau-gester-gt-d01b

Nói về việc kiểm tra độ của vật liệu nói chùng và độ bền màu của sản phẩm nói riêng là một bước không thể thiết trong ngành công nghiệp thời trang. Sau khi vải được nhuộm để đảm bảo yêu cầu sản xuất, máy kiểm tra độ phai màu sẽ thực hiện công đoạn phân tích và cho ra kết quả đánh giá tiêu chuẩn về độ bền màu. Trong quá trình thử độ bền màu thì đây cũng đồng thời là thử thách độ bền của vật liệu. Thông qua các thử nghiệm độ ẩm, ánh sáng, ma xát…mà người kiểm định có thể xác định một cách dễ dàng tuổi thọ cùng thời điểm phai màu của vật liệu may mặc. 

Hiện tại công đoạn này đã dễ dàng hơn nhờ các thiết bị thử nghiệm dệt may hỗ trợ như buồng môi phỏng môi trường, buồng thử độ ẩm, buồng phun sương…. Tất cả những vấn đề từ ngoài môi trường tác động đến màu vài đều có thể thử nghiệm qua một vài bước đơn giản nhờ các thiết hỗ trợ chỉ trong vài phút. Từ những số liệu thiết bị đưa ra mà nhân viên kiểm định có thể tính chính xác thời gian phai màu của sản phẩm.

Ngoài ra việc ma xát cũng ảnh hưởng không nhở tới những sản phẩm may mặc vì trong quá trình sử dụng hoạt động của người tiêu dùng đều sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu của sản phẩm chính vì thế mà ngay từ khâu chọn vật liệu dệt may người kiểm định cần phải nắm ra độ bền ma xát của vật liệu. Những lúc nhưng vật các bật liệu mô phỏng sự ma xát vật liệu may mặc là sự lựa chọn không thể  bỏ qua.

Hiện tại thiết bị mô phỏng ma xát có hai dạng là thủ công và tự động:

Máy kiểm tra độ bền màu chà xát Testex TF410 Máy đo độ bền màu ma sát Testex TF413
Máy kiểm tra ma sát vải thủ công TF410 Máy đo độ bền màu ma sát Testex TF413

3. Chất lượng đường chỉ may

Kiểm tra chất lượng đường chỉ may trong quy trình kiểm tra chất lượng vải là một trong những bước rất quan trong trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ. Muốn kiểm tra đường chỉ may bằng cách thủ công cũng rất đơn giản, chỉ cần tìm đến khớp nối của các mảnh vải. Sau đó kéo nhẹ hai bên. Nếu đường may thẳng không bị lộ hoặc lộ ít tùy theo quy chuẩn của sản phẩm để đánh giá sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Người lại nếu đường may bị lệch, biến dạn sản làm cho sản phẩm thiếu thẩm mỹ, thậm chí còn dễ bị lỗi bung chỉ trong quá trình sử dụng.

Nhưng nếu đào sâu để thực hiện các bước kiểm tra theo đúng quy chuẩn thì không thể nào chỉ kiểm tra bằng các thủ công như trên được nhất trong nhưng dự có số lượng lớn sẽ dễ dàng bỏ sót từ đó dẫn đến có những sản phẩm lỗi trong đơn hàng. Hơn thế còn có rất nhiều lỗi trong quá trình may điểm hình phải nói đến nhưng lỗi như:

  • Đường chỉ quá chặt
  • Đường may hở
  • Đường khâu đứt đoạn
  • Đường chỉ lỏng
  • Lỗi khâu Cutting

Tuy còn nhiều lỗi khác trong quá trình sản xuất nhưng đó đều là những lỗi nhỏ có thể sửa nhanh chóng trong quá trình sản xuất. Để hỗ trợ người kiểm định trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm có nhiều sản phẩm thì những thiết bị kiểm tra độ bền đường may.

Những loại máy kiểm tra độ bền của đường chỉ may có thể dễ dàng xác định cấu trúc cùng độ bền của đường may bằng cách áp tải trọng tuần hoàn, tác động và xuyên thấu làm mỏi kết cấu đường nố. Nhờ quy trình này mà có thể kiểm tra một cách đường may một cách nhanh chóng chính xác. Hầu hết tất cả những thiết bị kiểm tra độ bền đường may đang được bán tại Lidinco đều đạt và dựa theo tiêu chuẩn quốc tế ASTM.

Máy kiểm tra độ bền đường may Gester GT-KB40 Máy đo độ bền đường may Tetsex TF512
Máy kiểm tra độ bền đường may Gester GT-KB40
Máy đo độ bền đường may Tetsex TF512
Vị trí kiểm tra: 3

Chế độ ổ đĩa: ổ đĩa xi lanh

Tốc độ tác động: (0,4±0,03)Hz, (25±2) chu kì/phút

Thời gian thử nghiệm: 7000 xe máy

Khối lượng bánh xe tác động: 3,75kg (8,25LB)

Chiều cao giảm: 150mm (6inch)

Mẫu thử nghiệm: 190mmx255mm

Nguồn cấp: AC 220V 50/60Hz

Kích thước: 160 x 90 x 145cm

Trọng lượng: 150kg

Tiêu chuẩn: ASTM D4033

Tần suất kiểm tra: 25 + / – 2 chu kỳ / phút

Chu kỳ thử nghiệm: 7.000

Khối lượng tác động: 3,75 kg

Bọt composite: 228.5 x 280 x 178 mm

Điện áp: 220/110 V

Tần số: 50/60 Hz

Áp suất: 0.4-0.7 Mpa

Kích thước của mẫu may: 360 x 255 mm

Chế độ dẫn động: Khí nén

Trọng lượng: 350 kg

Kích thước: 1600 mm x 860 mm x 1450 mm

Tiêu chuẩn: ASTM D4033

4. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo mẫu thiết kế

Đây là bước kiểm tra tổng quát, thường nhà thiết kế sẽ trực tiếp kiểm tra sản phẩm mẫu xem đã đúng vật liệu may, kiểu dáng, màu sắc, đường may, kích thước đúng theo bản thiết kế ban đầu.

Bước này thường này người kiểm định thường sản kiểm tra một mẫu tiêu chuẩn sau đó sẽ dựa trên mẫu đạt tiêu chuẩn để kiểm tra hoàng loạt đối với những sản phẩm sản xuất dây truyền số lượng lớn.

Nhưng đối với các sản phẩm đặc biệt như khẩu trang, mặt nạ hay đồ bảo hộ sẽ có những buồng test riêng biệt để kiểm tra độ chống thấm và khả năng chống cháy.

Máy đo khả năng chống thấm Gester GT-RC06

Máy đo khả năng chống thấm

Tu-kiem-tra-do-loc-vi-khuan-cua-khau-trang-Testex-TN145-1

Tủ kiểm tra độ lọc vi khuẩn

may-kiem-tra-do-chay-cua-vai-gester-gt-f06

Máy kiểm tra độ cháy của vải

Thiết bị kiểm tra chất lượng khẩu trang Gester GT-RA12-1

Thiết bị kiểm tra chất lượng khẩu trang

5. Quy trình kiểm tra chất lượng khóa kéo, dán.

Đối với những sản phẩm cần phải sử dụng khóa kéo như: áo khóa, quần jean, quần tây … thì khóa kéo là một vật liệu không thể thiếu. 

Khóa kéo là phụ nhỏ trên trang phục, túi xách… rất ít người để ý đến điểm nhỏ này. Nhưng đôi khi dây khóa kéo là một trong những tiểu tiết nói lên đẳng cấp của trang phục. Nếu để ý, ở những trang phụ đầm dạ hội cao cấp, dây khóa kéo rất dễ kéo, không dễ bị tuột mắt xích hay bị mắc kẹt. Những chiếc túi xách đến từ các thương hiệu nói tiếng thường có đường kéo trơn, khi kéo không tạo nên âm thanh rột roạt khó nghe. 

Thông thường các mẫu được sử dụng trên trang phục là các mẫu dây kéo kim loại, những loại dây kéo này thường được làm bằng đồng thau, alpaca, đồng hoặc nhôm và có độ rộng sợi khác nhau. Khóa kéo bằng xương hoặc nylon thường được ưu tiên cho quần áo trẻ em và trẻ em. Khóa kéo bằng kim loại và nylon chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm như túi xách và hành lý. Khóa kéo xương thường được sử dụng trong quần áo như áo khoác, bộ đồ thể thao hoặc áo mưa.

Ngược lại đối với những loại khóa kéo thông dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn sẽ rất dễ thấy những trường hợp khóa kéo bị kẹt,khóa kéo không khớp, con trợt bị gãy/hư, bị tuột…

Để tránh những trường hợp này thường các sản phẩm khóa kéo sẽ được các nhà sản xuất kiểm tra thông qua có thiết bị kiểm tra trước khi sản xuất hàng loạt vậy làm sao để kiểm tra được chất lượng của khóa kéo.

Khóa kéo thường được thử nghiệm ở nhiều khía cạnh như độ bền của nút trên, độ bền của nút dưới, độ bền của tay cầm và độ bền của xích chống lại các lực ngang. Để thực hiện các thử nghiệm này thông thường các nhân viên kiểm định sẽ sử dụng thiết bị kiểm tra lực đa năng hoặc những thiết bị kiểm tra lực chuyên dụng cho từng phép đo. Ngoài khóa kéo thì còn một loại vật liệu khác cũng thường được sử dụng để cố định trang phục đó là khóa dán.

Khóa dán Velcro, còn được gọi là “khóa mà không có khóa” (zipperless zipper), hiện có mặt trên rất nhiều loại đồ dùng xung quanh chúng ta, từ những chiếc quai giày cho đến giỏ laptop, máy đo huyết áp hay thậm chí là các vật dụng trên máy bay. Vì tiện ích kết hợp với việc dễ sử dụng nên khóa dán thường được sử dụng trong trang phục, giầy của trẻ nhỏ. Vì tính hiếu kỳ của trẻ nhỏ nên nếu khóa kéo không đạt tiêu chuẩn sẽ rất nhanh bị hư hỏng. 

Máy kiểm tra độ bền khoá dán GT-K19-2 Máy kiểm tra độ bền khoá dán GT-K19
Máy kiểm tra độ bền khoá dán Gester GT-K19-2 Máy kiểm tra độ bền khoá dán Gester GT-K19
Thời gian kiểm tra: 5000 chu kì

Thử tải: 1±0,1N/mm

Đảo ngược thời gian: 30±5 giây

Kiểm tra tốc độ: 60±5 vòng/phút

Khe kẹp: chiều rộng 4mm, chiều dài 95 mm

Chiều rộng ngăn đệm giữa: 110mm

Điều khiển ngăn đêm giữa dưới: đường kính 160 ± 0.5mm

Ngăn đệm giữa không tải bên trên: 162.5±0,5mm

Kích thước mẫu vật:

Chiều dài: 540±10mm

Phương pháp điều khiển: LCD chạm màn hình điều khiển

Nguồn cấp: AC 220V 50/60Hz

Kích thước: 55 x 45 x 65cm

Trọng lượng: 57kg

Thời gian kiểm tra: 5000 chu kì

Thử tải: 1±0,1N/mm

Đảo ngược thời gian: 30±5 giây

Kiểm tra tốc độ: 60±5 vòng/phút

Khe kẹp: chiều rộng 4mm, chiều dài 55±2mm

Chiều rộng ngăn đệm giữa: 70mm

Điều khiển ngăn đêm giữa dưới: đường kính 160 ± 0.5mm

Ngăn đệm giữa không tải bên trên: 162.5±0,5mm

Kích thước mẫu vật:

Chiều dài: 540±10mm

Chiều rộng: 20-50mm

Phương pháp điều khiển: LCD chạm màn hình điều khiển

Nguồn cấp: AC 220V 50/60Hz

Kích thước: 55 x 45 x 65cm

Trọng lượng: 55kg

6. Kểm tra độ co giãn, độ nhăn của vật liệu may mặc

Thông thường vật liệu may mặc thường được kiểm tra trước khi cắt và may, tuy nhiên sau khi sản phẩm được hoàn thiện, cũng phải kiểm tra lại thêm một lần nữa để chắc chắn rằng vải có độ co giãn, độ nhăn, độ bền của vật liệu may mặc đã đạt yêu cầu hay chưa.

Ví dụ: đối với vải sợi 100% cotton có thành phần là sợi tự nhiên nên rất dễ nhăn. Nhưng nếu vải nhăn nheo như tờ giấy bị vò nát vậy tức là trang phục đó kém chất lượng và sẽ xuống mã trông thấy chỉ sau một lần giặt.

thiet-bi-kiem-tra-do-keo-gian-vai-gester-gt-c82

Thiết bị kiểm tra độ kéo giãn vải Gester GT-C82

Đối với độ co giãn của vải có thể thử nghiệm qua việc đem vật liệu đi thử nghiệm, thông thường thời gian thử nghiệm ngoài môi trường tự nhiên khoảng 24 tiếng từ lúc xả vải để cho ra kết quả tốt nhất. Nhưng hiện có rất nhiều thiết bị có thể đo sự co rút của vải chỉ trong vài phút điển hình có thể nói đến dòng máy GT-B25 thuộc hãng Gester một dòng máy sử dụng hệ thống máy tính để xác định độ co quăn và độ co rút trong nước sôi của lụa. Ngoài cũng có thể kiểm tra độ giãn và phục hồi của vật liệu dệt may bằng phương pháp vật lý.

Đối những vật liệu may mặc dạng sợi cũng có thể sử dụng những thiết bị kiểm tra độ uốn để xem tỉ lệ phục hồi phần trăm đàn hồi của sợi vải.

Đối với độ bền của vải những có rất nhiều cách để kiểm tra nhưng để

 

Có một vài vật liệu may mặc chỉ có thể kiểm tra được độ co giãn, độ nhăn, độ bền sau khi giặt. Chính vì vậy những thiết bị thử nghiệm ngày càng đa dạng để có thể phục vụ cho nhu cầu kiểm tra chất lượng của bất kỳ vật liệu may mặc nào.

7. Kiểm tra kích thước vật liệu dệt may

Việc đảm bảo rằng các kích thước của hàng may mặc tuân theo các kích thước đã chỉ định là đặc biệt quan trọng khi một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất hàng may mặc được thực hiện bằng tay, điều này có thể dẫn đến sai số lớn so với độ chính xác của quá trình cắt và may gia công.

Nhà thiết kế hay nhà kiểm định đều sẽ liệu chênh lệch có thể chấp nhận được đối với kích thước hàng may mặc, từ đó xác định biên độ sai số có thể chấp nhận được.

Thông thường các sản phẩm sẽ được kiểm tra sau khi được giặt thử, người kiểm định sẽ so sánh độ co của của vật liệu may mặc sau khi giặt và trước khi giặt để xác định kích cỡ cũng nhưng phương pháp bảo quả phù hợp cho sản phẩm trước khi được gắn tag.

Mua thiết bị Thử nghiệm may mặc ở đâu?

Đây là nhóm thiết bị thường thấy trong các nhà máy may mặc lớn dùng để kiểm tra các đặc tính lý hóa của sản phẩm như sợi vải, sợ dệt, sơi bông, các loại thành phảm như áo, quần, khẩu trang… Đối với các thiết bị cho phòng thí nghiệm may mặc, Chuyên Thiết Bị mang đến cho khách hàng nhiều nhóm sản phẩm khác nhau như:

1. Thiết bị kiểm tra độ bền màu vải (Color Fastness Tester)

2. Máy kiểm tra mài mòn / vón kết / xù lông vải (Abrasion / Pilling / Snagging Tester)

3. Máy kiểm tra độ bền kéo đứt sợi vải (Bursting / Tear / Tensile Tester)

4. Máy kiểm tra độ thẩm thấu nước / hơi qua vải (Air / Water / Vapour Permeability Tester)

5. Máy kiểm tra độ bền cháy (độ dễ cháy) của vải (Flammability Tester )

6. Thiết bị nhuộm / hoàn thiện mẫu dệt (Dyeing / Finishing Testing Machine)

7. Bộ thiết bị kiểm tra các thuộc tính của sợi / bông

8. Thiết bị kiểm tra lỗi dây kéo và đường may (Fatigue Testing Machine)

9. Máy kiểm tra định lượng GSM cho dệt may (GSM Tester)

10. Máy kiểm tra khẩu trang (Medical Masks / Protective Clothing Tester )

LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM

Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797

Email: sales@lidinco.com

VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Điện thoại: 0222 7300 180

Email: bn@lidinco.com

Hotline: 0906.988.447

Related Posts

Xem chương trình quảng cáo