Mua thiết bị đo

Hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Bởi kythuatldc

Một cụm từ mà bạn thường nghe thấy khi bắt đầu học điện hoặc bạn có thể nhìn thấy trên rất nhiều các thiết bị đo điện (đồng hồ VOM) đó chính là đo thông mạch. Nếu bạn đã nghe về chức năng đo này nhưng chưa thực sự biết rõ về nó, củng như chưa biết làm thế nào để đo được thông mạch mời bạn tìm hiểu ngay trong phần dưới đây của bài viết

Đo thông mạch là gì?

– Đo thông mạch (hay còn có một cái tên khác mà bạn thường thấy trên bộ thông số kỹ thuật của đồng hồ vạn năng là “Continuity Test”)
– Đo thông mạch là một phép đo cho phép bạn kiểm tra đặc tính dẫn điện của một đoạn dây dẫn hoặc một vật bất kỳ. Khi sử dụng chức năng kiểm tra thông mạch, bạn kết nối hai đầu que đo vào hai đầu dây dẫn (vật dẫn điện) nếu có âm báo chứng tỏ mạch dẫn điện tốt (không bị đứt đoạn) => “đo thông mạch là kiểm tra một mạch nào đó mà dòng điện có chạy qua được hay không, nếu được là thông”
– Bạn có thể kiểm tra thông mạch bằng cách sử dụng tính năng đo điện trở (Ohm) của VOM nhưng hầu hết các dòng đồng hồ ngày nay đều được thiết kế riêng chức năng đo thông mạch và báo hiệu bằng tiếng “bíp”, giúp việc kiểm tra tập trung hơn vì bạn chỉ cần tập trung vào điểm cần đo chứ không cần phải chăm chú nhìn vào màn hình
– Đối với các dây dẫn cơ bản, bạn có thể dễ dàng kiểm tra tính thông mạch của nó bằng cách kết nối một vận sử dụng điện vào ổ điện bằng dây dẫn đó. Tuy nhiên, trên các mạch PCB các đường dẫn điện rất chi chít nên đối với người thợ sửa điện, kiểm tra thông mạch là một trong những tính năng hữu ích và sử dụng thường xuyên nhất

Đo thông mạch sử dụng trong những trường hợp nào?

Nói lan man một hồi ở trên thì mình nghĩ bạn củng đã hình dung được những trường hợp cụ thể để áp dụng chức năng đo này rồi phải không? Tuy nhiên, hãy cùng điểm lại một số trường hợp cho chính xác nhé

– Kiểm tra mối hàn: Xác định xem mối hàn của bạn có tốt hay không, một số mối hàn trông bề ngoài có vẻ rất ổn tuy nhiên nó lại không bắt chì dẫn đến không dẫn điện. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nhìn ra mối hàn nào tốt hoặc không thì đây rõ ràng là một sự khó chịu, tính năng kiểm tra thông mạch sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường hợp này

– Kiểm tra dây dẫn có bị đứt ở giữa hay không: Một hiện tượng thường thấy ở các dây cáp sạc hoặc dây tai nghe đó là đứt dây dẫn ở bên trong mặc dù bên ngoài trông rất bình thường. Do chúng phải chịu quá nhiều lực uốn và tác động mạnh từ bên ngoài, đo thông mạch cho phép bạn kiểm tra dễ dàng dây dẫn có bị đứt hay đang hoạt động bình thường

– Đảm bảo rằng không có mối hàn nào bị nối tắc: Một số bạn khi vừa vào nghề hoặc trong thời gian học tập thường tạo ra một mối nối với quá nhiều chì, điều này làm cho hai mối hàn chạm nhau gây ra nối tắt. Kiểm tra thông mạch củng giúp ích khá tốt trong tình huống này

– Thiết kế ngược hoặc xác minh các mạch dẫn theo sơ đồ

– Kiểm tra bóng đèn, chuôi cắm…

Một số lưu ý khi thực hiện kiểm tra thông mạch

1. Chỉ tiến hành đo thông mạch khi mạch không được cấp nguồn: Tính năng đo thông mạch sẽ tự cấp một điện áp nhỏ vào mạch để kiểm tra khả năng dẫn điện, nếu trong mạch còn điện áp từ nguồn cấp khả năng kiểm tra sẽ không chính xác

2. Hãy đảm bảo chức năng thông mạch của đồng hồ hoạt động bình thường trước khi tiến hành kiểm tra. Để thực hiện điều này, hãy chuyên sang thang đo thông mạch và chập hai đầu que đo và nhau, nếu đồng hồ phát ra tiếng “bíp” có nghĩa thiết bị đang hoạt động tốt. Hãy tiến hành kiểm tra thôi

3. Phép đo thông mạch là một phép đo không định hướng. Bạn có thể đảo chiều kết nối của que đen và đỏ, kết quả đo sẽ không có sự khác biệt

4. Nếu bạn đang kiểm tra hai điểm trên mạch nhưng giữa hai điểm này lại có một tụ điện, bạn sẽ nghe thấy tiếng “bíp” vang lên rất ngắn. Điều này xảy ra là do điện áp mà đồng hồ cấp để kiểm tra thông mạch đã dùng để nạp cho tụ. Trong trường hợp này, đồng hồ sẽ mặc định mặc đã thông (theo lý thuyết)

Hướng dẫn các bước đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Sau khi đã biết được đo thông mạch là như thế nào cũng như những lưu ý cần biết khi đo thông mạch, tiếp hãy cùng tìm hiểu các bước cơ bản để thực hiện phép đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng nhé

Hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Hình 1

– Đầu tiên, để thực hiện phép thông mạch bằng VOM thì ít nhất củng phải biết mặt mũi của chức năng này như nhỉ. Hãy nhìn lên hình bên trên (hinh 1) chức năng đo thông mạch (continiuty) sẽ có biểu tượng giống như vạch sóng. Đã xác định được rồi thì vặn vòng xoay đồng hồ đến chức năng này ngay thôi. Một số đồng hồ sẽ để chung chức năng này với đo đi-ốt (nếu có thì tìm nút SELECT, nhấn vào để chuyển về chức năng đo thông mạch nhé)

Cách kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Hình 2

– Sau khi chuyển về chức năng đo này, bạn sẽ thấy đồng hồ hiển thị giá trị OL có nghĩa là Open Loop (có nghĩa là mạch đang hở)

– Bắt đầu tiến hành kiểm tra xem đồng hồ có đang hoạt động bình thường hay không bằng cách chập hai đầu que đo vào nhau. Nếu hoạt động bình thường đồng hồ sẽ báo hiệu bằng âm thanh và trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị một giá trị điện trở bất kỳ (ngoài OL) (như hình 2)

Cách đo thông mạch bằng đồng hồ VOM
Hình 3

– Hãy thử với một đoạn dây chì xem thế nào nhé, như các bạn đã biết đặc tính của dây chì là dẫn điện do đó chắc chắn mạch này sẽ thông rồi. Nên khi chập hai đầu que đo vào dây chì đồng hồ sẽ phát âm báo và trên mặt đồng hồ sẽ hiện một giá trị điện trở nào đó (Tuy nhiên bạn không cần quá quan tâm đồng hồ hiển thị gì đâu, chỉ cần có âm báo là được rồi :D)

Sử dụng chức năng đo điện trở để kiểm tra thông mạch

Như đã nói từ đầu, đo thông mạch cho ta biết được khả năng dẫn điện của một vật nào đó. Lục lại một tí về kiến thức của điện trở, đây là một đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Từ hai điều này ta có thể đi đến một kết luận, nếu trong một mạch kín khi sử dụng chức năng đo điện trở nếu đồng hồ hiển thị OL => điện trở rất lớn => mạch không thông

Nếu đo trong mạch kín => điện trở hiển thị một giá trị nhỏ (khoảng < 100ohm) => dòng điện có bị cản trở nhưng vẫn truyền điện được => mạch thông

Như vậy, mình đã hướng dẫn cho bạn hầu hết các thông tin về đo thông mạch những lưu ý cũng như phương pháp đo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thiết bị kiểm tra thông mạch chuyên dụng để kiểm tra những vấn đề này

Related Posts

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xem chương trình quảng cáo