Tụ điện là một loại linh kiện điện tử đặc biệt, nó có khả năng tích trữ năng lượng điện. Trong mạch điện, tụ điện là một loại linh kiện phổ biến nên khi mạch điện xảy ra lỗi, việc kiểm tra tụ điện có hỏng hay còn sử dụng tốt là điều thường xuyên xảy ra
Tuy nhiên, do khả năng tích trữ điện áp việc kiểm tra tụ điện một cách bất cẩn có thể khiến tụ phát nổ và gây nguy hiểm cho người kiểm tra, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về điện. Vậy làm thế nào để kiểm tra tụ điện một cách an toàn và chính xác? Các bước chi tiết như thế nào? Mời bạn theo dõi trong bài viết sau đây
Phụ lục bài viết
Tụ điện là gì?
Tụ điện (Capacitor) là một loại linh kiện điện tử thụ động được tạo bởi bởi hai bề mặt dẫn điện, ở giữa được phân tách bởi một lớp điện môi, chức năng chính của tụ điện là lưu trữ năng lượng điện và phóng điện trong điện trường
Tụ điện là một linh kiện điện tử không thể thiếu trong các mạch lọc, mạch dao động và các loại truyền dẫn tín hiệu điện xoay chiều. Tụ điện có hai chân có thể ở dạng phân cực hoặc không phân cực, đối với tụ phân cực cần cấp đúng điện áp để tụ có thể hoạt động (cực dương có hiệu điện thế cao hơn cực âm)
Hướng dẫn xả tụ điện đúng cách và an toàn
Như đã đề cập ở trên, tụ điện là loại linh kiện có chức năng tích trữ điện tích. Do đó, việc kiểm tra tụ điện khi tụ chưa xả hoàn toàn có thể gây nổ, đối với các tụ dung lượng lớn có thể gây ra các tai nạn đặc biệt nghiêm trọng
Dưới đây là một số cách xả tụ an toàn mà bạn nên tham khảo
1. Rất nhiều anh em sữa chữa điện đều đồng tình với phương án sử dụng bóng đèn tròn 120V, chạm vào hai chân tụ để xạ tụ một cách an toàn nhất
2. Sử dụng một điện trở có gì trị lớn hơn giá trị của tụ (có thể lớn hơn nhiều củng được), sau đó hàn hai đầu của điện trở với hai dẫn, hai dây này sẽ chập vào hai chân của tụ để xả điện (có thể thay thế bằng hai đầu kẹp cá sấu để kẹp trực tiếp vào chân tụ). Cuối cùng, hãy quấn băng keo cách nhiệt xung quanh điện trở vì khi xả tụ nhiệt của điện trở có thể tăng cao, gây phỏng
3. Đối với các tụ đã được xả gần hết điện áp còn lại <100V. Có thể sử dụng tua vít để xả tụ bằng cách cho tua vít chạm động thời vào cả hai đầu tụ. Bạn sẽ nhấp nhấp vài lần đến khi hết thấy tia lửa điện có nghĩa là tụ đã được xả. Lưu ý, nếu sử dụng phương pháp này cần phải chọn loại tua vít có tay cầm là phần nhựa dày để đảm bảo khả năng cách điện
Như vậy, để xả tụ điện một cách an toàn ta sẽ thực hiện tuần tự bước (1) hoặc (2) để xả điên áp lớn -> sử dụng đồng hồ vạn năng đo lại điện áp trong tụ -> nếu điện áp nhỏ hơn 100V có thể sử dụng tua vít để xả hết hoặc tiếp tục xả theo phương pháp (1) và (2) củng được
Sau khi đã biết được những phương pháp xả tụ an toàn hãy tiếp tục tìm hiểu các phương thức kiểm tra tụ còn sử dụng tốt hay không theo những cách dưới đây nhé
Hướng dẫn kiểm tra tụ điện còn tốt hay không
1. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng số
Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng về chế độ đo điện trở
Bước 2: Chạm que đo vào hai chân tụ và đảo chiều que đo
Kết quả: Nếu que đo hiển thị một giá trị bất kỳ trong một khoảng thời gian ngắn sau đó chuyển sang giá trị OL thì tụ điện còn tốt. Còn nếu tụ chỉ hiển thị giá trị mà không chuyển về OL chứng tỏ tụ đã hỏng
2. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim
Bước 1: Chuyển đồng hồ kim về chế độ đo điện trở
Bước 2: Chạm que đo vào hai chân tụ và đọc kết quả hiển thị
Kết quả: (1) nếu kim đồng hồ chỉ nằm lanh quanh khu vực giá trị thấp có thể tụ đã bị ngắn. (2) kim di chuyển từ khu vực giá trị thấp dần về vô cực, chứng tỏ tụ đang ở trạng thái tốt. (3) kim đồng hồ không di chuyển, có thể tụ điện bị hở hoặc đồng hồ bị hư
3. Kiểm tra tụ điện bằng chế độ đo điện dung của đồng hồ
Bước 1: Ngắt nguồn cấp điện của mạch
Bước 2: Tiến hành xả tụ điện an toàn bằng các phương pháp đã hướng dẫn ở trên
Bước 3: Chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện dung
Bước 4: Chạm que đo vào cực của tụ điện và đọc giá trị trên đồng hồ
Kết quả: Nếu giá trị đo được trên đồng hồ gần bằng với giá trị thực của tụ điện chứng tỏ tụ còn tốt. Bên cạnh đó, nếu đồng hồ không hiển thị giá trị đừng vội kết luận tụ hỏng vì đồng hồ vạn năng không phải là thiết bị chuyên dùng để đo tụ, có thể tụ bạn đang kiểm tra nằm ngoài dải đo của đồng hồ. Hãy sử dụng một thiết bị chuyên dụng hơn để đo các giá trị điện dung, điện cảm, điện trở là máy đo LCR
Giới thiệu một số thiết bị có khả năng kiểm tra và đo lường tụ điện
1. Đồng hồ vạn năng: thiết bị với khả năng đo lường các giá trị điện toàn diện và dĩ nhiên nó củng cung cấp cho bạn nhiều phương pháp để kiểm tra tụ sống hay chết với các chức năng đo điện áp, điện trở, tụ điện…
Tham khảo danh mục: Đồng hồ VOM
2. Ampe kìm: ngày xưa loại thiết bị này chỉ sử dụng để đo lường giá trị dòng điện. Nhưng bây giờ, hầu hết các dòng ampe kìm đều được trang bị các chức năng đo khá đa dạng như điện áp, tụ điện, điện trở… nên bạn có thể sử dụng ampe kìm để kiểm tra chất lượng tụ điện rất tốt