Mua thiết bị đo

Cấu tạo và cách đọc giá trị tụ gốm

Chi tiết về tụ gốm

Bởi kythuatldc

Tụ gốm là gì?

Tụ gốm là một linh kiện điện tự thụ động có công dụng nạp và sả điện. Tụ gốm có giá trị cố định, trong đó gốm là vật liệu chất điện môi. Nó được cấu tạo từ hai hay nhiều lớp gốm và được xen kẽ bằng một lớp kim loại hoạt động như các điện cực.

Tụ gốm là một thiết bị không phân cực, do có thể sử thiết bị trong mạch điện bất kỳ hướng nào cũng được. Chính vì thế, sử dụng tụ gốm an toàn hơn so với tụ hóa hay tụ phân cực. Sự khắc nhau giữ tụ gốm và tụ hóa cũng rất dễ nhận ra. Hai chân của tụ gốm bằng nhau do thiết bị không phân cực, còn tụ hóa để phân biệt hai cực mà chân cự có một dài một ngắn.

Tụ gốm thường có kích thước nhỏ và có trị số hóa nhỏ hơn tụ hóa, nhưng nó có rất nhiều hình dạng và trị số khác nhau, từ đơn vị nhỏ nhất như pF tới micro fara nên dễ dàng áp dụng trong các mạnh dập xung, tạo dao động, lọc nhiễu và cắt tần số…

Tụ gốm thường được chia thành hai dạng tụ chính:

Tụ gốm loại 1  có độ ổn định cao, tiêu hao thấp rất thích hợp sử dụng trong các ứng dụng mạch cộng hưởng.

Tụ gốm loại 2 có thể chịu được hiệu suất thể tích cao rất thích hợp cho các ứng dụng đệm, by-pass và khớp nối.

Dựa vào nguyên lý và tính ứng ứng đó, tụ gốm nhiều lớp (MLCCs) ra đời. Tụ gốm (MLCCs) được sản xuất và sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, ước chừng mỗi năm sản xuất hơn một nghìn tỷ tụ gốm trên toàn thế giới.

Đặc điểm và ứng dụng của tụ gốm

Lý do tụ gốm được yêu thích và sử dụng nhiều trong các thiết bị đó vì sự ổn định cao trong các thiết bị có năng lượng tiêu thụ thấp và đối với những thiết bị cần công suất lớn thì chúng thường có kích thước lớn hơn nhiều so với mạch PCB. Loại tụ gốm này có các chân chuyên dụng được sử dụng để kết nối an toàn với nguồn điện áp cao. Tụ điện gốm loại này chịu được điện áp từ 2kV đến 100kV.

Các tụ gốm thường được sử dụng nhiều trong trạm phát, lò cảm ứng nguồn cung cấp năng lượng laser cao áp, bộ ngắt mạch điện, ứng dụng mật độ cao, bảng mạch in, trong bộ chuyển đổi DC sang DC… Hơn thế chúng còn được sử dụng như một thiết bị giảm nhiễu RF trên chổi của động cơ DC.

Cách đọc thông số và trị số điện dung của tụ gốm

Thông thường các tụ điện nào cũng được ghi số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực mà các tụ điện có chịu được. Nếu quá tải các tụ điện có thể phát nổ hoặc cháy.

Cách đọc tụ điện gốm cũng tương đối đơn giản, loại tụ này thường ghi giá trị dung sai là một chữ cái ngay sau giá trị điện dung của ba chữ số. Chữ cái đại diện cho sự dung sai của tụ điện từ đó có thể biết được khoảng giá trị của điện dung. Có thể hiểu như sau:

Các ký hiệu J, K, M là sai số dung sai tương ứng 5%, 10% và 20%, thông thường là J (5%). Ngoài các ký hiệu thông dụng đôi khi cũng có thể thấy được các ký hiệu khác như:

B: ± 0,1 pF.

C: ± 0,25 pF.

D: ± 0,5 pF cho các tụ điện dưới 10 pF, hoặc ± 0,5% cho các tụ điện trên 10 pF.

F: ± 1 pF hoặc ± 1%

G: ± 2 pF hoặc ± 2%

Z: + 80% / -20% (Nếu không có dung sai trên tụ điện, thì đây là số liệu giả định cho trường hợp tệ nhất)

Tụ gốm có 2 đơn vị chính quan trọng là điện dung và điện áp. Trên thân tụ gốm điện dụng thường được thể hiện bằng chữ pF hoặc không thể hiện được thể hiện trên thân tụ gốm. Các con số thường được thể hiện trên tụ gốm chính là giá trị thực và đơn vị đo những con số đó thường là pico farad (pF) hoặc mini farad (mF).

*cách quy đổi pF sang mF: 1 Picôfara [pF] = 0,000 000 001 Milifara [mF]

Dù là đơn vị nào thì để áp dụng quy đổi vào thực tế vẫn rất khó cho người mới bắt đầu nhất là khi có một vài tụ gốm chỉ có con số trên ví dụ như tụ gốm 102 trong đó hai chữ số đầu thể hiện giá trị điện dung của tụ gốm là 10 pF còn chữ cuối cùng thể hiện có bao nhiêu số không ở phía sau vậy giá tị chính xác của tụ 102 sẽ là 10 00pF.

Tương tự như vậy ta còn có những ví dụ khác với những tụ gốm thông dụng như tụ:

+ 103 = 10 000pF = 0.01uF

+ 104 = 10 0000pF = 0.1uF

+ 224= 22 0000pF = 0.22uF

+ 225 = 22 00000pF = 2.2uF

Đối với những tụ gốm chỉ có hai chữ số thì đó chính xác là giá trị thực của tụ gốm.

Từ những điều kiện quy đổi trên ta có thể tóm tắt cách đọc giá trị của tụ gốm một cách đơn giản là hai chữ số đầu tiên thể hiện giá trị điện dung chữ số sau cùng thể hiện bao nhiêu chữ số không ở đằng sau giá trị thực được tính bằng đơn vị Pico farad (pF). Còn chữ cái đi theo sau thể hiện sự sai số của giá trị điện dung.

Ưu và nhược điểm của tụ gốm

Nói đến ưu điểm của tụ gốm thì chắc chắn phải nói đến dung sai chính xác. Tụ gốm được sử dụng nhiều chính là vì tính chính xác và giá trị điện dung của tụ gốm luôn ổn định đối với điện áp, tần số cùng nhiệt độ được sử dụng.

Với kích thước nhỏ gọn rất thích hợp cho các ứng dụng cần độ ổn định cao và trong các thiết bị có tiêu thụ thấp. Những thiết bị có kích thước nhỏ yêu cầu cũng tụ điện nhỏ thì tụ gốm có lợi thế lớn vì thiết kế nhỏ gọn so với các tụ điện khác. Cụ thể một tụ điện gốm nhiều “0402” có kích thước vô cùng nhỏ chỉ khoảng 0,4 mm x 0,2 mm.

Hơn thế, có nhiều loại tụ gốm được sản xuất để có thể chị được công suất lớn và điện cao áp. Loại tụ gốm này lớn hơn nhiều so với PCB. Loại này có thể chịu được điện áp từ 2kV đến 100kV.

Tụ gốm có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có nhược điểm. Và nhược điểm lớn nhất của tụ gốm chính là dễ bị dò và chập, khi gặp phải những lỗi này thì buộc phải thay thế bằng một tụ khác. Tuy vậy đẩy chỉ là số ít hoặc do đã sử dụng trong thời gian dài khiến tụ điện bị hao mòn. Để kiểm tra tụ gốm còn hoạt động bình thường hay không có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra. 

Cách kiểm tra tụ gốm

Tụ gốm không giống với những loại tụ khác có thể qua sát bằng mắt hay bằng khứu giác, các loại tụ gốm thường không thể hiện rõ ràng khi chúng gặp sự cố. Tuy nhiên vẫn có thể dễ dàng kiểm tra thông qua đồng hồ vạn năng.

  • Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở: Có thể thử bất kỳ trên chân nào của tụ điện gốm. Do điện dung thấp của các tụ điện này nên ở thang đo 1M ohm hoặc hơn. Nếu nó ở trong tình trạng tốt, nó sẽ đánh dấu một giá trị trên màn hình và giảm xuống nhanh chóng. Rò rỉ có thể được phát hiện khi giá trị không giảm xuống hết mức hoặc gần bằng không.
  • Kiểm tra tụ điện: Sử dụng máy đo tụ điện để đo dung lượng trên thang pico Farad vì các tụ điện này có xu hướng như vậy. Hoặc có thể thử sạc tụ gốm và kiểm tra xem tụ gốm có tích tụ điện hay không. Nếu công suất gần bằng hoặc bằng với công suất được đánh dấu trên tụ điện thì tụ gốm vẫn hoàn hảo.

Các thiết kiểm tra tụ điện chính hãng

Nếu bạn cần một địa chỉ mua các dòng thiết bị đo lường điện nói chung và đồng hồ vạn năng chất lượng cao hay các thiết bị đo lường điện năng, bạn có thể liên hệ đến Lidinco để được hỗ trợ tốt nhất. Chat hoặc liên hệ để được tư vấn tốt nhất về các loại đồng hồ đo, đồng hồ vạn năng tại Công ty Lidinco – nhà phân phối, đại diện hàng đầu của các hãng thiết bị đo lường điện tử trên Thế Giới.

Giá Rẻ Nhất – Giao Hàng Nhanh Toàn Quốc – Bảo Hành Tư Vấn Tận Tình – Doanh Nghiệp Uy Tín

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – Zalo 0906.988.447
Skype:  Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com

Related Posts

Xem chương trình quảng cáo