Mua thiết bị đo

Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ chi tiết và dễ hiểu nhất

Bởi kythuatldc
cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng

Cách đo cuộn cảm như thế nào? Cuộn cảm là một linh kiện rất phổ biến và nó xuất hiện hầu như trong mọi thiết bị điện, mọi mạch điện tử xung quanh bạn. Do sự phổ biến này, khi tiết xúc với việc kiểm tra và sửa chữa điện bạn cần phải biết cách kiểm tra giá trị của nó nhằm biết được cuộn cảm của bạn có giá trị như thế nào, có đang hoạt động bình thường hay không?

Nếu bạn là người lần đầu tiếp xúc với loại linh kiện này hoặc đang muốn tìm hiểu cách để kiểm tra nó chính xác nhất, thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết này, hãy cùng Kỹ Thuật Đo tìm hiểu xem cách đo độ tự cảm của cuộn dây như thế nào? Dùng đồng hồ vạn năng để đo cuộn cảm bằng cách nào nhé

Cuộn cảm là gì?

Cuộn cảm (cuộn dây) là một linh kiện điện tử cấu thành từ một dây dẫn được quấn làm nhiều vòng tạo thành dạng cuộn, phần lõi của dây dẫn có thể là vật liệu từ hoặc không khí. Khi có dòng điện chạy qua dây dãn, cuộn cảm sẽ sinh ra từ trường

Đơn vị cuộn cảm

Trước khi tìm hiểu về cách đo giá trị cuộn cảm, ta cần biết đơn vị của linh kiện này là gì. Giá trị đo của cuộn cảm là độ tự cảm (từ dung) ký hiệuL. Đơn vị đo của độ tự cảm là Henry ký hiệu là H

Như vậy, khi thực hiện các phép đo giá trị cuộn cảm, thực chất bạn sẽ đo giá trị Henry (H). Đối với thiết bị đo lường sẽ có một số thiết bị chuyên dụng để đo giá trị này, Kỹ Thuật Đo sẽ giới thiệu cho bạn ngay dưới đây

Các thiết bị đo cuộn cảm phổ biến

  1. Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng đã là một thiết bị không thể thiếu đối với anh em kỹ thuật điện từ xưa đến nay. Đúng với tên gọi “vạn năng” của nó, đồng hồ vạn năng cho phép bạn thực hiện hầu hết các phép đo lường giá trị điện như đo điện áp, dòng điện, đo điện trở và cả tụ điện… thiết bị này cũng có thể làm được

Tuy nhiên, việc sử dụng đồng hồ vạn năng số để đo giá trị của cuộn cảm thì có vẻ hơi quá khả năng của thiết bị này. Đối với kiểm tra cuộn cảm, đồng hồ vạn năng số chỉ cho phép bạn kiểm tra được cuộn dây sống hay chết mà không thể đo lường giá trị chính xác

Ưu điểm

  • Thiết bị phổ biến có thể thực hiện nhiều phép đo
  • Đo lường nhanh chóng
  • Giá thành rẻ, dễ dàng mua được ở mọi nơi

Nhược điểm

  • Không thể đo lường giá trị chính xác, chỉ có thể dùng để kiểm tra sống chết
  • Thời gian thực hiện phép đo lâu
  1. Máy đo LCR

Nếu bạn muốn đo các loại cuộn cảm một cách chuyên nghiệp hơn thì máy đo LCR là thiết bị sẽ giúp bạn làm điều này. Máy đo LCR là một thiết bị đo đo ba thông số điện trở (R), cuộn cảm (L) và tụ điện (C). Thiết bị đo này có dải đo cuộn cảm lớn hơn cho phép bạn thực hiện các phép đo cuộn cảm chuyên sâu

Về thiết kế của máy đo LCR bạn sẽ có hai loại là máy đo LCR cầm tay và máy đo LCR để bàn. Máy đo LCR cầm tay là thiết bị có thiết kế khá tương đồng với đồng hồ vạn năng nhưng chỉ được sử dụng đo đo giá trị của các loại linh kiện. Đôi lúc người ta cũng gọi loại máy này là đồng hồ vạn năng vì nó cũng có thể đo lường được nhiều giá trị và ngoại hình của hai thiết bị cũng khá tương đồng

đồng hồ vạn năng máy đo lcr
Đồng hồ vạn năng Máy đo LCR

Với các máy đo LCR, bạn sẽ có những loại đầu đo linh kiện chuyên nghiệp hơn ví dụ như đầu kẹp Kevin dùng để kẹp vào chân các loại linh kiện giúp đo lường giá trị cuộn cảm chính xác hơn. Ngoài ra, cũng có những loại đầu kẹp dạng nhíp giúp đo các loại linh kiện dán có chân tiếp xúc rất nhỏ trên mạch PCB

Ngoài ra, thiết bị này cũng cho phép bạn thực hiện phép đo linh kiện theo các tần số đo khác nhau điều này cho phép kết quả đo chính xác hơn trong nhiều điều kiện thử nghiệm riêng biệt

Ưu điểm

  • Cho phép đo giá trị cuộn cảm với dải đo rộng
  • Với bộ chuyển đổi tín hiệu chuyên dụng nên việc thực hiện phép đo sẽ diễn ra nhanh hơn
  • Phù hợp để đo nhanh kết quả, đi kèm với việc đo theo tần số

Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn khá nhiều so với các loại đồng hồ vạn năng thông thường
  1. Nhíp đo cuộn cảm dán SMD

nhíp đo cuộn cảm dán

Nhíp đo LCR thực sự là một thiết bị cấu tạo vô cùng thú vị và sáng tạo. Với thiết kế này, bạn có thể đo lường các loại linh kiện dán dễ dàng hơn, chỉ việc kẹp hai đầu nhíp vào hai đầu của linh kiện dán đo lường nhanh chóng giá trị mà không cần phải chọn thang đo

Ưu điểm

  • Đo lường nhanh chóng
  • Thang đo tự động

Nhược điểm

  • Giá thành tương đối cao
  • Chỉ phù hợp để đo các loại cuộn cảm dán
  1. Máy đo cuộn cảm

Thiết bị cuối cùng trong danh sách này mà Kỹ Thuật Đo muốn giới thiệu đến bạn chính là máy đo cuộn cảm. Nói đến thiết bị này thì chắc hẳn bạn cũng biết chức năng đo của nó chuyên dụng như thế nào rồi đúng không

Với máy đo cuộn cảm, bạn sẽ có đầy đủ các chức năng của máy đo LCR đi kèm với các tính năng nâng cao hơn nữa để kiểm tra toàn diện các giá trị của cuộn cảm như đo số cuộn dây của cuộn cảm, kiểm tra PASS/FAIL của cuộn cảm trước khi xuất khỏi dây chuyền sản xuất… và nhiều phép đo chuyên sâu khác

Tuy nhiên, thiết bị này cũng khá chuyên dụng và trong sửa chữa bạn cũng không cần đến các ứng dụng chuyên nghiệp này nên cũng không cần phải nói quá nhiều về nó

Ưu điểm

  • Có thể thực hiện được các phép phân tích chuyên sâu như đếm số vòng cuộn dây, kiểm tra PASS/FAIL cuộn cảm
  • Dải đo tự cảm lớn, phù hợp để đo các cuộn cảm có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ

Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Nhiều chức năng chuyên sâu nhưng không quá cần thiết trong sửa chữa cơ bản

Cách kiểm tra cuộn cảm

Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về giá trị đo và các thiết bị có thể sử dụng để đo độ tự cảm. Bước tiếp theo hãy cùng Kỹ Thuật Đo tìm hiểu chi tiết về cách đo cuộn cảm. Trong phần đầu này, thiết bị được giới thiệu đầu tiên sẽ là đồng hồ vạn năng vì đây là một thiết bị cơ bản mà hầu như anh em kỹ thuật nào cũng sở hữu

Lưu ý: hiện nay mình có tham khảo nhiều trang tin tức hướng dẫn về cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng, tuy nhiên nội dung hướng dẫn sử dụng đồng hồ kim nhưng ảnh minh họa lại toàn sử dụng đồng hồ số khiến các bạn bị rối loạn thông tin nên mọi người lưu ý chỗ này

Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng

Trước khi bước vào thực hiện đo giá trị tự cảm của cuộn dây, bạn cần biết rằng các loại đồng hồ vạn năng thông thường hầu như không thể đo được giá trị này (chúng chỉ có thể đo được nhiều lắm là điện trở và điện dung). Do đó, việc sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ cho phép bạn kiểm tra được cuộn cảm có hoạt động bình thường hay không? Có bị đứt hoặc chập hay không?

Các bước kiểm tra, cuộn cảm có đứt hoặc chập bằng đồng hồ vạn năng

cách kiểm tra cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.

Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

Bước 3: Chập que đen và que đỏ vào 2 chân của của cuộn cảm

Bước 4: Đọc giá trị đo

Trong cách đo này, cuộn cảm đóng vai trò như một dây dẫn thông thường nên nó sẽ có một giá trị điện trở. Khi đọc giá trị đo của đồng hồ bạn có thể xác định được ba trường hợp, cuộn cảm hoạt động bình thường, đang chập dây hoặc bị đứt dây

Trường hợp 1: nếu giá trị điện trở rất nhỏ so với thông thường -> chập dây

Trường hợp 2: nếu giá trị điện trở rất cao -> đứt dây

Kiểm tra đứt cuộn cảm bằng thang đo thông mạch 

Cách kiểm tra cuộn cảm sống hay chết bằng đo thông mạch

Chúng ta có thể kiểm tra sợi dây quấn của cuộn cảm có bị đứt hay không dễ dàng bằng phép đo thông mạch vì đơn giản như đã nói cuộn cảm thực sự là các dây dẫn được quấn lại thành vòng tròn nên việc kiểm tra thông mạch có thể xác định được dây dẫn có bị đứt hay không giúp kiểm tra nhanh sống/chết của cuộn cảm

Bước 1: Vặn núm điều chỉnh đồng hồ đến chế độ đo thông mạch

Bước 2: Cắm dây đen vào giắc COM, dây đỏ vào giắc VΩ.

Bước 3: Chập 2 chân que đo vào hai đầu của cuộn dây

Bước 4: Nghe âm báo từ đồng hồ nếu đồng hồ kêu “bíp bíp” dây dẫn không bị đứt cuộn cảm hoạt động bình thường, đồng hồ không kêu -> dây dẫn bị đứt, cuộn hỏng

Cách đo giá trị cuộn cảm bằng đồng hồ đo LCR

Như đã đề cập ở phần giới thiệu các thiết bị đo, để đo được giá trị cuộn cảm bạn cần phải có một dụng cụ chuyên dụng hơn so với đồng hồ vạn năng và máy đo LCR (LCR Meter) chính là thiết bị mà bạn cần trong trường hợp này

Với máy đo LCR việc đo giá trị, thông số cuộn cảm sẽ hết sức đơn giản với các bước dưới đây

  1. Đối với máy đo LCR cơ bản

Bước 1: Chọn dải đo có giá trị phù hợp (nên chọn dải đo lớn và giảm dần đến giá trị gần nhất với thông số được ghi trên vỏ cuộn cảm)

Bước 2: Cắm que đỏ vào giắc (+) và que đen vào giắc (-)

Bước 3: Kết nối 2 đầu que đo vào hai chân cuộn cảm

Bước 4: Đọc giá trị Henry trên màn hình đồng hồ

  1. Đối với máy đo LCR cao cấp: thực hiện phép đo có phân theo tần số

Bước 1: Kết nối bộ que đo keven 4-terminal vào máy đo

Bước 2: Chọn thông số cần đo ở đây là giá trị tự cảm L

Bước 3: Kẹp hai đầu que đo kevin vào hai chân cuộn cảm

Bước 4: Chỉnh tần số đo sao cho phù hợp với tần số thử nghiệm của bạn

Bước 5: Đọc giá trị đo trên màn hình

  1. Đối với Nhíp đo LCR thông minh: sử dụng để đo cuộn cảm dán

Bước 1: Bấm nút ON để khởi động nhíp đo

Bước 2: Kẹp 2 đầu nhíp vào chân của linh kiện dán SMD cần đo giá trị, nhíp đo sự tự động chọn chức năng đo phù hợp

Bước 3: Đọc giá trị trên màn hình

Những lưu ý khi thực hiện đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng

  1. Chọn mua thiết bị phù hợp
  • Để có thể thực hiện đo thông số cuộn cảm, điều quan trọng nhất là bạn cần chọn mua thiết bị có dải đo phù hợp. Ví dụ bạn muốn đi cuộn cảm giá trị đo là nH nhưng lại chọn mua thiết bị có dải đo chỉ xuống được đến uH là không đo được
  1. Đọc giá trị cuộn cảm
  • Để đo được giá trị của linh kiện bạn cần biết cách đọc giá trị của chúng để có thể chọn mua thiết bị đo có dải đo phù hợp
  1. Chọn thiết bị đo phù hợp
  • Điều cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng đó là bạn phải biết chọn thiết bị đo phù hợp với ứng dụng của mình. Hãy xác định loại cuộn dây mà bạn cần đo là gì? Kích thước chúng như thế nào? Thông số ra sao? Cần đo lường những giá trị gì? Để chọn được loại thiết bị phù hợp nhất nhé
Có thể bạn quan tâm

Mua máy đo cuộn cảm ở đâu

Đối với các thiết bị đo lường chuyên dụng này bạn nên chọn các nhà cung cấp thiết bị đo lường điện lâu năm và có uy tín trên thị trường để có thể hướng dẫn sơ bộ cũng như bảo hành thiết bị nếu lỡ có trục trặc xảy ra trong suốt quá trình sử dụng

Lidinco với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực phân phối thiết bị đo lường, chúng tôi hân hạnh cung cấp cho bạn các sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt hơn

Thông tin liên hệ

– Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
– Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
– VP Bắc Ninh: 184 Đường Bình Than, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh
– Điện thoại: 0222 7300 180
– Email: sales@lidinco.com

Related Posts

Xem chương trình quảng cáo