Mua thiết bị đo

Điện trở của dây dẫn và những điều bạn cần biết

Bởi kythuatldc

Điện trở là gì?

Điện trở hay Resitor là một linh kiện điện tử thụ động có 2 tiếp điểm kết nối. Chúng dùng để hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch, điều chỉnh mức độ tín hiệu và chia điện áp. Ngoài ra, nó cũng giúp kích hoạt các linh kiện điện tử thụ động và nhiều tác dụng khác.

Tìm hiều về điện trở, các loại điện trở và cách đọc giá trị | | LINH KIỆN ĐIỆN TỬ, MẠCH ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG, MODULE CẢM BIẾN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN

Điện trở là chi tiết quan trọng trong các mạch điện tử và mạng lưới điện. Trên thực tế, linh kiện này có nhiều hình dạng và cấu tạo gồm nhiều thành phần riêng rẽ. Ngoài ra, điện trở còn xuất hiện trong các vi mạch IC. Linh kiện này được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào trở kháng, khả năng chống chịu,…

Trong vật lý, điện trở là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu. Trong SI thì đại lượng này có đơn vị là Ohm. Giá trị của điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém. Khi có vật dẫn cản trở thì năng lượng của dòng điện sẽ bị chuyển hóa thành các dạng khác. Định nghĩa này đúng trong trường hợp dòng điện 1 chiều.

Điện trở của dây dẫn là gì? Cách tính điện trở của dây dẫn

Điện trở của dây dẫn tỷ lệ thuận với độ dài và điện trở suất của dây, tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây. Điện trở của dây dẫn là một đại lượng biểu thị mức độ cản trở dòng điện ít hay nhiều của dây dẫn. Đại lượng này sẽ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo nên dây dẫn.

Công thức tính điện trở của dây dẫn được biểu diễn như sau:

{\displaystyle R=\rho {\frac {l}{S}}}

Trong đó:

  • l là chiều dài của dây dẫn, đơn vị là m.
  • S là tiết diện của dây dẫn (diện tích mặt cắt), đơn vị là m2.
  • ρ là điện trở suất. Nó còn được gọi là điện trở riêng hay suất điện trở đặc trưng cho khả năng kháng lại dòng điện của vật liệu.

Điện trở của dây dẫn là gì? Công thức điện trở của dây dẫn

Điện trở R của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

Điện trở kí hiệu là R.

– Đơn vị của điện trở là Ôm (Ω)

+ 1kΩ=1000Ω

+ 1MΩ=106Ω

Kí hiệu của sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:

Kí hiệu điện trở

hoặc

Điện trở

Công thức xác định điện trở của dây dẫn:

R=U/I, với U là hiệu điệ thế (V); I là cường độ dòng điện (A)

+ Cùng một dây dẫn thương số U/I có trị số không đổi.

+ Các dây dẫn khác nhau thì trị số U/I là khác nhau.

Định luật Ôm
Nội dung: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Biểu thức: I = U/R

Một số điện trở suất thường gặp là điện trở suất của Nikelin, Bạc, Sắt và Đồng lần lượt là: 0,4.10-6 Ωm, 1,6.10-8 Ωm, 12.10-8Ωm và 1,7.10-8Ωm. Trong nhóm trên thì Bạc sẽ dẫn điện tốt nhất vì điện trở suất càng nhỏ thì sẽ dẫn điện càng tốt.

Điện trở của dây dẫn kim loại phụ thuộc vào:

  • Chiều dài dây dẫn
  • Tiết diện của dây dẫn
  • Vật liệu làm dây dẫn

Công thức: R=ρ.lS

Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất. Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua và chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện lớn.

Đơn vị Ω.m

Constantan là hợp kim của đồng và niken hay được gọi là Ferry, Advance hoặc Eureka. Nó thường bao gồm 55% đồng và 45% nikel. Điện trở suất của Constantan luôn luôn ổn định cả khi nhiệt độ thay đổi. Các hợp kim khác có hệ số nhiệt độ thấp tương tự được biết đến, chẳng hạn như manganin (Cu86Mn12Ni2).

Trở kháng của dây dẫn điện

Dây dẫn điện khi có dòng điện chạy qua, cho dù dây thẳng hoặc uốn cong, thì luôn luôn có từ trường xung quanh nó. Từ trường này liên tục tích năng lượng rồi lại phóng năng lượng Dây dẫn điện khi có dòng điện chạy qua, cho dù dây thẳng hoặc uốn cong, thì luôn luôn có từ trường xung quanh nó. Từ trường này liên tục tích năng lượng rồi lại phóng năng lượng.

Trở kháng X bản thân nó không gây tổn thất năng lượng nhưng gây ra tổn thất điện áp dọc dây dẫn, làm điện áp ở thiết bị điện giảm thấp hơn so với điện áp của nguồn điện.

Điện trở và điện kháng của dây dẫn điện

Trên sơ đồ điện, trở kháng X ký hiệu như cuộn dây và kèm theo ký hiệu bằng chữ X. Đơn vị đo điện kháng cũng là Ω.

Trên đây là những bạn cần biết về điện trở của dây dẫn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về điện trở của dây dẫn.

Ngoài ra ra LIDINCO chuyên cung cấp các thiết bị đo điện trở chính hãng chất lượng cao giá tốt nhất thích hợp cho tất cả nha cầu gia dụng, giáo dục, công nghiệp…

→ Tham khảo thêm tại: https://lidinco.com/ hoặc liên hệ 0906.988.447 để được tư vấn và nhận báo giá.

Related Posts

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xem chương trình quảng cáo