Máy đo LCR là một thiết bị đo hữu ích được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư điện hay các công ty sản xuất thiết bị điện. Sản phẩm đi kèm với nhiều tính năng hữu ích, đảm bảo đo lường chính xác cao.
Phụ lục bài viết
Máy đo LCR là gì?
Máy đo LCR là những dòng sản phẩm chuyên dụng để kiểm tra các thông số của linh kiện như: cuộn cảm (L), điện trở (R), cảm kháng (C). Những dòng thiết bị đo LCR này thường được sử dụng nhiều trong các nhà máy, phòng thí nghiệm đa số là để kiểm tra, sửa chữa linh kiện điện tử.
Ngoài những thông số đo kể trên các dòng máy đo LCR ngày nay còn được tích hợp thêm các tính năng đo như: Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q) và hệ số (D) tương tự Q nhưng dành cho điện trở. Các tính năng đo khác như: đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…
Cấu tạo
Thành phần quan trọng của máy đo LCR là cầu Wheatstone và mạch RC. Thành phần có giá trị cần đo được kết nối ở một trong các nhánh của cầu. Có các quy định khác nhau cho các loại phép đo.
Ví dụ, nếu cần đo giá trị của điện trở, thì cầu Wheatstone xuất hiện trong khi giá trị của điện cảm và điện dung có thể được đo bằng cách so sánh nó với tụ điện tiêu chuẩn có trong mạch RC.
Nguyên lí hoạt động
Máy đo LCR tích hợp nhiều chức năng đo khác nhau, tuy nhiên cách thức hoạt động của không mấy phức tạp.
Đầu tiên, một điện áp xoay chiều được truyền qua thiết bị được thử nghiệm (còn được gọi là DUT). Máy sẽ đo điện áp thông qua thiết bị này. Như chúng ta biết rằng một vôn kế được kết nối song song trong mạch để đo điện áp. Vì vậy, các kết nối của máy đo LCR đảm bảo điện áp đến từ khắp DUT.
Tiếp theo đồng hồ đo dòng điện đi qua DUT. Bằng cách lấy tỷ lệ của cả hai phép đo của nó, máy đo LCR sẽ tính toán độ tự cảm (L) của DUT.
Chức năng của máy đo LCR
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo LCR có chức năng và giá thành khác nhau, tuỳ thuốc vào nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả khách hàng có thể lựa chọn cho mih một chiếc đồng hồ đo LCR tốt nhất. Cơ bản máy đo LCR được sử dụng kiểm tra bảo trì các linh kiện hỏng hóc để kịp thời thay thế trong các onboard và linh kiện điện tử.
- Sử dụng trong đo kiểm tra các thiết bị và sửa chữa cho các đơn vị, cá nhân
- Sử dụng kiểm tra hàng loạt trong các nhà máy sản xuất linh điện
- Sử dụng trong phòng thí nghiệm cho mục đích nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm sản phẩm.
Ưu điểm của máy đo LCR
Máy đo LCR là sản phẩm hiện đại, nó tích hợp nhiều chức năng và mang đến các ưu điểm khác nhau:
- Thứ nhất, đây là thiết bị khá nhỏ gọn, tích hợp 3 chức năng đo chính. Bên cạnh đó, máy cũng cung cấp nhiều chức năng đo lường khác như đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…
- Thứ hai, sản phẩm dễ dàng hiệu chỉnh và sử dụng nhanh chóng, người dùng chỉ cần kết nối hai đầu dò của máy đo với DUT như hình dưới đây:
- Thứ ba, hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất máy đo LCR, điều này giúp bạn có sự lựa chọn đa dạng hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đo LCR
Về phương pháp sử dụng của đồng hồ đo thông số linh kiện củng khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo những bước sau
Đối với máy đo LCR cơ bản
- Bước 1: Kiểm tra sơ bộ thông số linh kiện trước khi thực hiện phép đo
- Bước 2: Điều chỉnh thang đo trên thiết bị sao cho gần đúng với thông số đọc trên linh kiện
- Bước 3: Cố định linh kiện lên dụng cụ giữ (vì khi tay tiếp xúc với linh kiện có thể làm lệch kết quả đo)
- Bước 4: Kẹp que đo vào chân linh kiện
- Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình
Máy đo LCR chuyên nghiệp
Đối với dòng thiết bị chuyên nghiệp này bạn có thể thực hiện đa dạng phép đo hơn và độ chính xác cao hơn vì có thể kiểm tra linh kiện ở cả miền tần số. Xét về phương pháp đo cơ bản có thể thực hiện theo các bước như sau
- Bước 1: Chuyển chế độ đo về L/C/R/Z để đo các loại linh kiện
- Bước 2: Gắn que đo vào thiết bị que đỏ với cổng + và que đen với cổng –
- Bước 3: Cố định linh kiện lên dụng cụ giữ (vì khi tay tiếp xúc với linh kiện có thể làm lệch kết quả đo)
- Bước 4: Kẹp que đo vào hai chân của linh kiện, động hồ sẽ tự chọn thang đo và chế độ đo phù hợp cho từng loại linh kiện khác nhau
- Bước 5: Điều chỉnh tần số thử nghiệm bằng phím FREQ về mức tần số gần đúng nhất
- Bước 6: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình
Những lưu ý khi sử dụng máy đo LCR
Khi làm việc với các loại linh kiện, có rất nhiều yếu tố dẫn đến những sai số khi thực hiện kết quả đo. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo và biện pháp giúp thực hiện các phép đo tụ điện, cuộn cảm, điện trở được chính xác nhất:
– Ảnh hưởng của chiều dài dây dẫn: Ở tần số từ 1MHz trở lên, độ dài dây dẫn bắt đầu ảnh hưởng đến kết quả đo, theo lý thuyết độ tự cảm tốt nhất cho mỗi cm dây dẫn nằm trong khoảng 1nH. Do đó, khi thực hiện phép đo, để có độ chính xác cao nhất nên chọn các que đo có phần dây dẫn không quá dài.
– Đo ở tần số hoạt động của linh kiện: Khi thực hiện các phép đo bằng máy đo LCR, hãy điều chỉnh tần số kiểm tra càng gần với tần số hoạt động thực tế của linh kiện càng tốt. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro về độ lệch tần số khi đo (nếu lệch củng không quá lớn và vẫn đảm bảo phép đo có được độ chính xác).
Ví dụ, ở phần lõi của cuộn cam sẽ có những thuộc tính khác nhau ở các tần số khác nhau. Điều này tạo ra sự khác biệt đáng chú ý trong một số trường hợp.
– Điều chỉnh biên độ: Tương tự như điều chỉnh tần số hoạt động, biên độ đo củng nên được điều chỉnh càng gần với mức biên độ kiểm trang càng tốt. Điều này xảy ra là do giá trị của linh kiện điện có thể thay tùy theo tín hiệu được áp dụng. Việc điều chỉnh biên độ đặc biệt đúng với các cuộn cảm sử dụng lõi ferrite vì chúng có thể gây tổn thất.
– Lưu ý khi đo với tụ điện: Một số tụ điện sẽ còn điện tích được tích tụ bên trong nó. Để có được độ chính xác trong phép đo tụ bạn nên xả hết lượng điện còn dư trong tụ trước khi đo.
Một số sản phẩm máy đo LCR mà chúng tôi cung cấp
Nhíp đo LCR linh kiện dán SMD Smart tweezers ST5S
Nhíp đo linh kiện dán SMD ST5S là máy đo LCR với một thiết kế độc đáo giúp bạn dễ dàng thao tác phép đo chỉ bằng một tay, nó mở ra một khái niệm mới về máy đo LCR. Với phần đầu nhíp mạ vàng nhỏ gọn đóng vai trò như một que đo, ST5-S cho phép bạn dễ dàng đo các loại linh kiện dán ngay trên mạch với độ chính xác cao.
Smart Tweezers ST5S có thể được sử dụng để đo lường các thông số chính như: điện dung, điện trở và độ tự cảm của linh kiện điện tử với tốc độ và độ chính xác cao bằng cách đánh giá trở kháng mạch. Nói không ngoa ST5S có thể được xem là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà máy trong việc đo nhanh các loại linh kiện dán.
Thông số kỹ thuật
Dải đo | Điện trở: 0.1 Ohm đến 10 Mohms Điện dung: 0.5 pF đến 1 mF Cảm kháng: 0.5 uH đến 1 H |
Tần số | Dải đo tần số: 100 Hz – 10 kHz Cường độ tín hiệu: 0.45, 0.9 +/- 5% Vrms Nguồn trở kháng: 62.5 Ω/1k Ω/16k Ω +/- 1% |
Độ chính xác | Điện trở: 0.2% Điện dung: 0.2% Cảm kháng: 0.5% |
Chế độ đo tự động | L, C, R, ESR |
Chế độ đo thủ công | L, C, R, ESR |
Thay đổi dung sai | 1, 5, 10, 20% |
Cổng sạc | micro USB |
Màn hình | OLED |
Trọng lượng | 1 oz |
Điều hướng | điều khiển bằng joystick |
Máy đo LCR Meter TongHui TH-2822A
TH-2822A là dòng đồng hồ đo điện trở, cuộn cảm, tụ điệnchuyên nghiệp đến từ thương hiệu TongHui, với bộ thông số kỹ thuật mạnh mẽ và hiệu suất vượt trội đầu ngành có thể tương đương với một máy đo LCR để bàn.
Các sản phẩm thuộc series TH-2822 được thiết kế tiêu thụ năng lượng cực thấp với kỹ thuật lắp ráp SMD mật độ cao, có thể hiện thị đồng thời các thông số phụ trên màn hình LCD với đèn nền.
Thông số kỹ thuật
Dải đo | L: 0,00μH – 1000,0H C: 0,00pF – 20.000mF Z / R: 0,0000Ω- 10.000MΩ ESR: 0,0000Ω- 999,9Ω D: 0,0000 – 9,999 Q: 0,0000 – 9999 θ: 0,00 ° – ± 180,0 ° |
Tần số kiểm tra | 100Hz, 120Hz, 1kHz, 10kHz |
Độ chính xác cơ bản | 0,1% |
Thông số chính | L/C/R/Z |
Thông số phụ | D/Q/R/θ/ESR |
Chức năng so sánh | 1%, 5%, 10%, 20% |
Bộ đổi nguồn AC Đầu vào | 220V / 50Hz, Đầu ra: 12V-15V (Tải 100Ω) |
Tuổi thọ pin | 16 giờ (thông thường), pin kiềm mới, có đèn nền tắt |
Tự động tắt nguồn | 5 phút, 15 phút, 30 phút, 60 phút, TẮT có sẵn; Mặc định : 5 phút |
Màn hình | kép LCD chính-phụ, có đèn nền |
Đồng hồ đo vạn năng dạng nhíp đo SMD TongHui TH2822M
TH2822M là đồng hồ đo điện đa năng dùng để kiểm tra các thông số LCR linh kiện dán,có thiết kế hiện đại và nhỏ gọn có thể dễ dàng đem theo cho các công việc sửa chữa cần di chuyển liên tục. Thiết kế tiện lợi với 2 đầu nhíp bạn chỉ cần kẹp vào chân linh kiện là có thể hiển thị thông số đo mà không cần qua dây đo giúp khả năng làm việc dễ dàng và linh hoạt hơn.
Thông số kỹ thuật
Màn hình | LCD |
Độ chính xác cơ bản | 0,5% |
Tần số đo | 100Hz, 125Hz, 1kHz, 10kHz |
Mức tín hiệu AC | 0,5 vrms |
Điện trở đầu ra | 100Ω, 1kΩ, 10kΩ |
Tham số đo | Thông số chính: L / C / R / Z / DCR / OS Thông số phụ: D / Q / θ |
Tốc độ đo | 2 lần / giây |
Chế độ so sánh dung sai | 1%, 5%, 10%, 20% |
Cổng kết nối | Mini-USB |
Nguồn cấp | Loại pin: MLK 403030, pin sạc 3.7V 200mAH Tự động tắt nguồn: 30 giây, 60 giây, 120 giây |
Máy đo LCR Twintex 7010, 100Hz – 10KHz
Máy đo LCRTwintex 7010, 100Hz – 10KHz với độ chính xác cao 0.1%. Màn hình LCD 4.3-inch hiển thị 5 chữ số. Giao tiếp RS232 để điều khiển từ xa và phân tích các kết quả đo. Với tốc độ đo nhanh, dải tần rộng và giá thành thấp, series LCR7000 phù hợp để sử dụng trong R&D, IQC, kiểm tra hệ thống tự động và điều khiển online.
Thông số kỹ thuật
Tham số đo | |Z|, |Y|, C, L, X, B, R, G, D, Q, θ |
Kiểm tra tần số tín hiệu | 100Hz,120Hz,1kHz,10kHz |
Dải đo | |Z|, R, X: 0.01m Ω – 99.999 MΩ |Y|, G, B: 0.0001µS – 99.999 S C: 0.0001 pF – 9.9999 F L: 0.0001 µH – 999.99 H D: 0.0001 – 9.9999 Q: 0.0001 – 99999 θ (DEG): -179.99º-179.99 º θ (RAD): -3.14159 – 3.14159 Δ%: -999.99% – 999.99% |
Độ chính xác cơ bản | 0.15% |
Tốc độ đo | Nhanh: tối đa 30, Trung bình: 10, Chậm: 3 (lần / giây) ( ≥ 1kHz) |
Màn hình | LCD 4,3 inch 5 chữ số |
Trở kháng đầu ra | 30 Ω , 100 Ω |
Nguồn | 110 / 220V ± 10%, 47 ~ 63Hz |
Kích thước | 265W * 100H * 340D mm |
Cân nặng | Xấp xỉ 3,5kg |
Máy đo LCR TongHui TH2817A 100kHz
TH2816A và TH2816V là hai dòng máy đo LCR phổ thông đến từ thương hiệu Tonghui với mức giá rẻ. Dải kiểm tra của hai thiết bị này có thể lên đến 100kHz với độ chính xác là 0.05%, đồng hồ hiển thị 6 chữ số cho khả năng làm việc hiệu quả hơn.
Các cổng giao tiếp đa dạng như Handler, GPIB, RS232C giúp dễ dàng dàng xây dựng hệ thống kiểm tra linh kiện tự động. TH2817A phù hợp cho nhiều ứng từ sửa chữa cơ bản, giáo dục và nghiên cứu.
Thông số kỹ thuật
Thông số đo | |Z|, C, L, X, B, R, G, D, Q, θ |
Tần số đo | 50Hz to 100kHz: 50Hz, 60Hz, 100Hz, 120Hz, 200Hz, 400Hz, 500Hz, 1kHz, 2kHz, 4kHz, 5kHz, 10kHz, 20kHz, 40kHz, 50kHz, 100kHz , 16 points |
Độ chính xác | 0.05% |
Mạch tương đương | nối tiếp và song song |
Tốc độ đo | Chậm: 1.5lần/giây Trung Bình: 10lần/giây Nhanh: 30lần/giây |
Tỷ lệ trung bình | 1 – 255 |
Tốc độ trễ | 0—60 giây , bước 1ms |
Hiển thị | 240×64 dot-matrix LCD, độ phân giải 6 chữ số |
Dải đo | θ(RAD): -3.14159 — 3.14159 Δ%: -999.999% — 999.999% |Z|, R,X: 0.00001Ω — 99.9999MΩ C: 0.00001pF — 999.999mF L: 0.00001μH — 9.99999kH G,B: 0.00001μS — 999.999S D: 0.00001 — 9.99999 Q: 0.00001 — 99999.9 θ(DEG): -179.999º — 179.999º |
Cổng kết nối | RS-232C, HANDLER, GPIB (Optional) |
Ứng dụng của máy đo LCR
Máy đo LCR đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp liên quan đến điện, nó được sử dụng để đo linh kiện của nhiều thiết bị khác nhau. Ví dụ, được sử dụng để đo độ tự cảm, điện dung và điện trở của các thiết bị mới được sản xuất như tủ lạnh, tivi, v.v.
Ngoài ra, thiết bị đo LCR cũng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để kiểm tra mạch và hiệu chuẩn thành phần. Hiện nay, máy cũng được dùng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày với mục đích sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, linh kiện….
Địa chỉ phân phối máy đo LCR chính hãng
Lidinco là công ty cung cấp các loại máy đo LCR uy tín nhập khẩu trực tiếp từ các hãng hàng đầu Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan với giá cạnh tranh. Các sản phẩm đều được bảo hành theo chính sách hãng, tư vấn kỹ thuật tận tình.
Ngoài ra, Lidinco còn cung cấp các loại thiết bị phân tích, đo lường viễn thông, vật tư nhà máy, công nghiệp, thiết bị giáo dục, thiết bị SMT và các loại thiết bị chuyên dụng khác.
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com
Xem thêm: Cần siết lực là gì? Hướng dẫn sử dụng một cách hiệu quả