Như bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu Tất tần tật về máy đo độ dày lớp phủ. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào hướng dẫn sử dụng máy đo độ dày lớp phủ, mời các bạn cùng xem nhé!
Phụ lục bài viết
Máy đo độ dày lớp phủ là gì?
Máy đo độ dày lớp phủ là một công cụ đảm bảo chất lượng cần thiết khi anốt hóa, mạ kẽm và áp dụng lớp phủ kẽm cho các bề mặt kim loại. Một máy đo độ dày lớp phủ cũng được sử dụng để đo độ dày và độ đồng đều của lớp sơn thân xe trên những chiếc xe đã qua sử dụng, phát hiện những điểm đã sơn lại, xác định những hư hỏng ẩn và những tai nạn chưa được tiết lộ.
Thông tin này rất quan trọng khi xác định giá trị thực tế của một chiếc ô tô đã qua sử dụng. Ngoài ra, một số loại máy đo độ dày có thể đo độ dày của thành và xác định độ cứng của kim loại, nhựa và thủy tinh.
Để đo độ dày lớp sơn tĩnh điện, một nguyên tắc nhỏ là sử dụng máy đo độ dày từ tính hoặc dòng điện xoáy trên bề mặt kim loại sơn tĩnh điện. Sử dụng máy đo độ dày siêu âm trên bề mặt phi kim loại được sơn tĩnh điện như nhựa và gỗ.
Tại sao nên chọn mua máy đo độ dày kim loại?
- Máy đo chiều dày vật liệu được áp dụng từ công nghệ sóng siêu âm. Đây là một trong những công nghệ đo hiện đại nhất, đảm bảo được kết quả chính xác, nhanh chóng và tiện lợi.
- Sử dụng máy đo độ dày giúp người dùng không cần thực hiện các biện pháp phá hủy sản phẩm để đo độ dày
- Máy đo chiều dày kim loại bằng sóng siêu âm chỉ cần phải đo từ một mặt của vật liệu.
- Thiết bị có kích thước nhỏ, trọng lượng nhỏ dễ dàng bỏ túi để đo được ở mọi lúc, mọi nơi.
- Các loại máy đều được thiết kế với bàn phím dễ thao tác.
- Công nghệ siêu âm đảm bảo đo nhanh chóng, độ phân giải cao mang đến kết quả chính xác.
Phương pháp đo độ dày lớp phủ
Hiện nay, để đo được độ dày lớp phủ có hai phương pháp chủ đạo chính là:
- Đo độ dày phá hủy: Phương pháp đo độ dày phá hủy chính là cách thức cắt lớp bề mặt của vật liệu để tiến hành đo chiều dày cho lớp phủ đó. Đây là phương pháp không thường được áp dụng do mất nhiều thời gian và chi phí.
- Đo độ dày không phá hủy: Phương pháp đo độ dày lớp phủ không phá thủy chính là sử dụng phương pháp đo từ tính, không từ tính, cảm ứng từ và phương pháp đo độ dày dòng xoáy. Phương pháp này cho phép người dùng đo chính xác độ dày mà không cần phá hủy sản phẩm, thiết bị.
Nguyên lý hoạt động máy đo độ dày lớp phủ
Thiết bị đo độ dày lớp phủ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện tử và dòng điện xoáy. Khi đặt đầu dò của thiết bị tiếp xúc với bề mặt lớp phủ sẽ xuất hiện nguồn cảm ứng từ hoặc dòng điện xoáy.
Giữa hai lớp phủ và lớp bề mặt vật liệu sẽ xuất hiện từ trường gây ra hiện tượng biến thiên cho đầu dò. Từ đó, máy sẽ tính toán được độ dày của bề mặt. Đây được coi là phương pháp đo độ dày lớp sơn, lớp mạ phổ biến nhất hiện nay.
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ dày lớp phủ
Bước 1: Chuẩn bị vị trí thử nghiệm với máy đo độ dày lớp phủ
Mục đích chính của việc cắt qua lớp phủ trước khi thử nghiệm là để cách ly vị trí thử nghiệm. Khi quyết định cắt vào lớp phủ thì phải cắt hết xuyên qua đế đồng thời phải cắt bỏ phần keo thừa từ quá trình đặt đinh tán. Việc này sẽ giúp hạn chế việc diện tích lớp mẹ bị kéo ra ngoài khoải đế dẫn đến làm gia tăng giá trị áp suất kéo đẩy ra.
- 1. Cắt quanh viền cạnh đinh tán xuyên qua lớp phủ bằng dụng cụ cắt chuyên dụng được cung cấp kèm theo để loại bỏ phần keo thừa.
- 2. Loại bỏ các mảnh vụn sau khi cắt.
Chú ý: khi cắt có thể gây nứt rách trên bề mặt lớp mạ gây sai lệch kết quả thử nghiệm.
- Đối với lớp phủ có lực kết dính xiên ngang lớn thì phải cắt qua lớp mạ xuống tới đế.
- Khi thử nghiệm các lớp mạ dày cần phải dùng một máy khoan tay.
Bước 2 Phân tích kết quả thử nghiệm sử dụng máy đo độ dày lớp phủ
Sau thử nghiệm, bề mặt lớp mạ phải được kiểm tra lại theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như ASTM D4541 và ISO 4624 và yêu cầu ghi chép lại các đặc tính của vết đứt gãy.
- Vết nứt gãy cố kết: vết nứt gãy xảy ra bên trong lớp mạ (lớp mạ tương tự trên bề mặt đinh tán và bề mặt mạ).
- Vết nứt gãy bám dính: vết nứt gãy xảy ra tại bề mặt phân chia giữa các lớp mạ (lớp mạ trên bề mặt đinh tán khác với lớp mạ trên bề mặt mạ).
- Lỗi keo: lớp keo tách rời khỏi bề mặt phủ và đinh tán (không có lớp mạ trên đế đinh tán).
- Keo lỗi rất hay xảy ra khi trộn keo không đúng cách hoặc bề mặt lớp mạ chưa được chuẩn bị đầy đủ.
Mua máy đo độ dày lớp phủ chính hãng
Hiện nay chúng tôi có đầy đủ máy đo độ dày lớp phủ đảm bảo chất lượng để cung cấp tới người tiêu dùng. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com