Một sai lầm mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi sử dụng pin đó chính là bỏ nó đi ngay trong lần đầu sử dụng hết, điều này thực sự là một sai lầm, gây lãng phí lớn, đôi khi còn gây ô nhiễm môi trường nữa đấy. Đặc biệt là khi nhu cầu sử dụng pin trong gia đình của bạn là rất lớn, tại sao tôi lại nói như vậy? Cách kiểm tra pin như thế nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây nhé
Phụ lục bài viết
Kiểm tra pin tiểu (AA, AAA) bằng thiết bị nào?
Hầu hết chúng ta đều biết, pin cung cấp một dòng điện giúp các thiết bị điện hoạt động. Thông thường, trên vỏ pin sẽ ghi rõ điện áp mà pin cung cấp như trong hình minh họa dưới đây (Pin Super maxell này có giá trị cung cấp điện áp là 1.5V, còn các pin có dạng vuông như viên Toshiba này thường có giá trị là 9V)
Để đo giá trị điện áp người ta thường dùng một thiết bị có tên gọi là vôn kế (hay thường gọi là đồng hồ vạn năng), đây củng là thiết bị cơ bản nhất để kiểm tra giá trị của pin tiểu xem chúng còn sử dụng được hay không. Về các giải pháp kiểm tra pin chuyên sâu hơn như phân tích khả năng nạp, xả, sử dụng pin, độ chai pin chúng ta sẽ dùng máy phân tích pin chuyên dụng. Loại thiết bị chuyên dụng này thường có giá thành rất cao và được sử dụng cho các nhà sản xuất pin nên chúng ta sẽ không nói đến loại máy này nhé
Bây giờ hãy đi đến phần mà bạn quan tâm nhất trong bài viết này thôi, đó chính là cách kiểm tra pin còn sử dụng được hay không bằng dòng thiết bị cơ bản là đồng hồ vạn năng.
Sử dụng VOM để kiểm tra pin tiểu còn hay hết
Chuẩn bị
- Viên pin cần kiểm tra
- Đồng hồ vạn năng (Số hay kim đều được)
“Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng đồng hồ vạn năng Twintex TM-197 để làm mẫu, đồng hồ này có khả năng tự động điều chỉnh thang đo nên mình chỉ cần chỉnh chức năng về đo điện áp DC và thực hiện phép đo
Đối với các loại đồng hồ kim hoặc đồng hồ đời cũ cần điều chỉnh thang đo, điều chỉnh dải đo về mức 20V (gần với điện áp của pin là 1.5V) để thực hiện phép đo chính xác nhất”
*Giá trị cơ bản của pin
- Pin kiềm AA/AAA là 15VDC
- Pin sạc AA/AAA NiCd/NiMh là 1.25VDC
Tiến hành kiểm tra pin nào?
– Bước 1: Hãy chuyển thang đo về chức năng đo điện áp (V~), nhấn SELECT để giá trị đo chuyển về DC như trên ảnh hiển thị là được
– Bước 2: Que đen cắm vào cổng COM, que đỏ cắm vào cổng VHzΩ
– Bước 3: Kết nối que đỏ với cực dương (+) của pin thường đầu lồi, kết nối que đen với cực âm (-) của pin thường là đầu lõm
– Bước 4: Đọc giá trị hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng
Tiến hành phân thích kết quả hiển thị– Trường hợp 1 (Pin còn tốt có thể sử dụng): Đó là khi bạn đọc kết quả hiển thị trên màn hình VOM và thấy giá trị điện áp > 1.3VDC (đối với pin không sạc). Điều này cho biết bên trong pin vẫn còn một ít nước và có thể tái sử dụng được vài ngày hoặc vài giờ (nếu cảm thấy thời gian này quá ngắn bạn có thể vứt bỏ pin nhưng hãy đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về môi trường nhé)
– Trường hợp 2 (Pin đã cạn không thể sử dụng): Khi đồng hồ hiển thị giá trị < 1.3VDC chứng tỏ pin đã cạn kiệt hoàn toàn hãy để chúng sang một góc riêng và bỏ chúng) |
Làm sao để tối ưu hiệu quả sử dụng các viên pin cũ này
Chắc hẳn có nhiều bạn đã biết kiến thức này rồi nhưng nhân tiện ở đây mình củng xin nhắc lại một lần nữa để những bạn chưa biết dễ hình dung đó là không sử dụng một viên pin mới và một cũ trong cùng một thiết bị vì viên pin cũ sẽ làm pin mới bị mau chóng hụt hơi
Vậy làm thế nào với đống “pin cũ còn xài được” đây? Có một mẹo cho bạn trong tình huống này đó chính là phân loại dung lượng pin để có một cặp pin đồng dung lượng với nhau cho hiệu quả sử dụng lâu dài hơn. Có thể phân chúng ra theo điện áp như sau: 1.35V+ tốt, 1.2 – 1.3V tạm được (gần hết), 1.1 – 1.2V đã cạn kiệt (loại bỏ)
Như vậy, mình đã giới thiệu cho bạn cách để kiểm tra một viên pin tiểu (AA, AAA) còn hoạt động được hay khôngNếu bạn vẫn còn giữ một rổ pin cũ của mình thì chúc mừng bạn, bạn có thể tiết kiệm được kha khá tiền mua pin mới đấy. Chúc bạn kiểm tra thành công sau khi đọc bài viết!
Đừng quên mua đồng hồ vạn năng TM-197 để kiểm tra pin chính xác như trong hướng dẫn nhé!!