Phụ lục bài viết
Máy biến áp là gì?
Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
- Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao như thép silic, permalloy,… và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I.
- Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật sự.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là hạ áp, ngược lại <1 thì gọi là tăng áp.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng. Biến áp cũng là một linh kiện điện tử quan trọng trong kỹ thuật điện tử và truyền thông.
Nguyên lí hoạt động của máy biến áp
Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:
- Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
- Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (cảm ứng điện)
Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.
Cách kiểm tra máy biến áp
Có nhiều cách kiểm tra biến áp còn sống hay chết. Cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là cách kiểm tra biến áp xung sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng.
Chuẩn bị trước khi kiểm tra biến áp
Để thực hiện cách đo biến áp sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng điện tử, bạn cần chuẩn bị những điều sau:
- Tắt nguồn điện ở máy biến áp.
- Tháo vỏ máy để có thể kiểm tra bên trong thiết bị.
- Chuẩn bị sẵn đồng hồ vạn năng có chức năng đo dòng điện, điện áp xoay chiều và điện áp một chiều.
Kiểm tra cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp
Đầu tiên, bạn kiểm tra cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp xem chúng có bị ngắn mạch không. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Kết nối đồng hồ vạn năng với đầu máy biến áp. Chọn chức năng đo điện áp để kiểm tra cuộn dây sơ cấp có bị ngắn mạch hay không.
- Bước 2: Đọc kết quả, nếu đồng hồ vạn năng hiển thị số liệu thì cuộn dây sơ cấp vẫn hoạt động tốt. Nếu không có kết quả, cuộn dây có thể bị ngắn mạch, bị hỏng.
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra tương tự với cuộn dây thứ cấp.
Kiểm tra đầu vào của máy biến áp
Cách kiểm tra đầu vào của máy biến áp như sau:
- Bước 1: Cấp lại nguồn điện cho thiết bị. Dùng chức năng đo dòng điện xoay chiều của đồng hồ vạn năng để kiểm tra cuộn dây sơ cấp. Nếu kết quả đo dưới 80% mức điện áp của máy, thì khả năng cao là máy bị hỏng ở cuộn dây sơ cấp hoặc hỏng ở mạch điện cung cấp cho cuộn sơ cấp.
- Bước 2: Tách biến áp ra khỏi mạch điện đầu vào. Sau đó, tiến hành đo mạch điện đầu vào bằng đồng hồ vạn năng. Nếu kết quả đạt tới giá trị dự kiến thì cuộn dây sơ cấp bị hỏng. Nếu kết quả không đạt đến giá trị dự kiến thì mạch điện bị lỗi, máy biến áp không bị hỏng.
Kiểm tra điện áp thứ cấp ở đầu ra của máy biến áp
Đây là thao tác cần thiết trong cách đo biến áp sống hay chết. Bạn thực hiện đo điện áp ở cuộn dây thứ cấp tại đầu ra của máy.
- Nếu là biến áp xoay chiều, chọn chế độ đo điện áp xoay chiều dòng AC của đồng hồ vạn năng.
- Nếu là biến áp một chiều, chọn chế độ đo điện áp DC.
Trong trường hợp cuộn thứ cấp không có điện áp, nghĩa là bộ chuyển đổi thành dòng xoay chiều đã bị hỏng. Bạn thực hiện kiểm tra lại bộ lọc và bộ chuyển đổi. Nếu hai bộ phận này có vấn đề thì máy biến áp cũng bị hỏng.
Hướng dẫn cách đo điện trở cách điện máy biến áp
Trước khi tiến hành đo điện trở cách điện máy biến áp, bạn cần tiến hành vệ sinh trên những bề mặt của hai bên hạ áp và cao áp. Điều này sẽ giúp ngăn chặn dòng rò có thể xảy ra trên bề mặt.
Tiếp đó, bạn sẽ cần phải ngắt kết nối của dòng điện trên máy biến áp và nối đất. Sau đó, bạn có thể tiến hành đo đo điện trở cách điện máy biến áp.
Đây cũng là cách đo điện trở cách điện máy biến áp 3 pha. Quy trình thực hiện đo được phân thành 3 phần khác nhau:
Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp với thân máy chính
- Bước 1: Bạn dùng thử nghiệm Megger để đo điện áp thấp.
- Bước 2: Bạn chỉnh núm xoay về mức thang đo 1000VDC trên đồng hồ.
- Bước 3: Bạn chỉ cần tiến hành ghi lại mức giá trị được hiển thị trên màn hình sau thời gian khoảng 1 phút.
- Bước 4: Bạn thực hiện lặp lại các bước đo của thử nghiệm với các pha 2, pha 3 nếu đo máy biến áp 3 pha. Ví dụ: thân a &TR, thân b &TR, thân C & TR.
- Bước 5: Bạn lưu ý mức điện trở cách điện của máy biến áp cần có chỉ số lớn hơn. Đồng thời, máy biến áp cũ cũng cần phải lớn hơn 300 Mage Ohm.
Đo lường điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp và cuộn dây điện áp cao
- Bước 1: Điều chỉnh trên máy đo điện trở cách điện về mức thang đo 2500 VDC.
- Bước 2: Ghi kết quả được hiển thị trên màn hình sau khoảng 1 phút đo.
- Bước 3: Bạn có thể tiến hành đo với những pha khác như: A&a, A&b, A&c, A&n, B&b, B&c, B&n, C&n…Trong quá trình đo, bạn cần lưu ý mức điện trở cách điện ở các pha cần lớn hơn 1 Ohm
Đo lường điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp và cuộn dây điện áp cao.
- Bước 1: Bạn tiếp tục điều chỉnh thang đo về mức 5000 VDC.
- Bước 2: Bạn tiến hành đo và ghi lại kết quả sau khoảng 1 phút.
- Bước 3: Bạn vẫn tiếp tục đo với các pha khác cùng với thân máy biến áp: Thân A&TR, thân B&TR, thân C&TR.
Trên đây là những thông tin về cách kiểm tra và đo điện trở cách điện máy biến áp cho bạn đọc để hiểu thêm về máy biến áp. Nếu bạn có thắc mắc, cần hỗ trợ hoặc tìm sản phẩm liên quan đến máy biến áp hãy liên lạc với chúng tôi theo thông tin phía dưới để được hỗ trợ tốt nhất:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447
Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com