Mua thiết bị đo

10+ nguyên nhân gây tai nạn điện trong công nghiệp

Bởi kythuatldc

Một trong những tai nạn xảy ra phổ biến trên thế giới chính là tai nạn điện, điều này hầu như khó tránh khỏi trong môi trường sản xuất, các nhà xưởng. Chúng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do quản lý hoặc do lỗi của nhân viên. Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho bất cứ ai khi tai nạn điện xảy ra giống như người xưa vẫn nói, tai nạn chỉ là tai nạn

Vấn đề đáng nói ở đây là, tai nạn điện xảy ra quá thường xuyên và gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Theo tổ chức an toàn điện quốc tế, từ năm 2000 – 2005, số người chết do tai nạn điện dao động trong khoảng từ 150 đến 200 người mỗi năm : năm 2000, có khoảng 253 người chết, năm 2005 có khoảng 251. Đó là một con số cao và cần phải có những điều tra rõ ràng: nguyên nhân gây ra tai nạn này là gì? Và làm thế nào để chúng ta có thể ngăn chặn nó

Theo cơ quan Quản lý an tòa và sức khỏe (HSE) ở Anh, từ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, người ta tổng hợp được 12 nguyên nhân phổ biến nhất của tai nạn này như sau

nguyên nhân gây ra tai nạn điện

10+ nguyên nhân gây ra tai nạn điện

1. Hệ thống làm việc không an toàn: Có thể dẫn đến từ lớp cách điện ở phần vỏ không được đảm bảo hoặc thiết bị mua cũ có nhiều sai sót
2. Thông tin không đầy đủ: Các thông tin về an toàn khi sử dụng không được cung cấp đầy đủ khiến người lao động dễ gặp tai nạn do sử dụng không đúng
3. Trời đang mưa: Nước là tác nhân dẫn điện mạnh, các thiết bị điện luôn luôn mang trong mình dòng điện khi đang hoạt động. Sử dụng thiết bị điện khi trời mưa luôn luôn tiềm tàng nguy cơ nguy hiểm
4. Cách ly không đầy đủ: Thiết bị điện được cách ly không tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người đang sử dụng thiết bị hoặc người sửa chữa, bảo trì
5. Quy tắc không an toàn: Luôn luôn có những quy tắc được đề ra để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với điện, đọc và hiểu rõ những quy tắc này sẽ giúp bạn an toàn hơn trong công việc
6. Kiểm soát hoạt động công việc kém: Trước khi tiến hành bảo trì hoặc lên kế hoạch sửa chữa thiết bị trong nhà máy hoặc phân xưởng cần có một kế hoạch rõ ràng để tiến hành ngắt điện đảm bảo an toàn cho khu vực làm việc
7. Làm việc trực tiếp: Làm việc trực tiếp với điện sống do cố tình hoặc vô ý là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện. Những người làm việc trực tiếp với điện sống cần phải là những chuyên gia có đầy đủ kiến thức
8. Thiết bị kiểm tra không phù hợp
9. Bảo trì kém: Quá trình bảo trì được thực hiện khi thiết bị xảy ra lỗi hoặc khi hoạt động được một thời gian dài. Một quá trình bảo trì kém hoặc qua loa sẽ kiểm tra hết được các lỗi của thiết bị hoặc
10. Không quản lý công việc
11. Người không có thẩm quyền: Việc giao nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì cho những người không có thẩm quyền hoặc những người chưa đủ trình độ khiến tai nạn dễ xảy ra hơn
12. Dây điện không cách điện: Các dòng điện luôn chạy trong dây dẫn, nhất là trong môi trường nhà máy nơi các thiết bị hoạt động liên tục với công suất lớn, việc cách điện không tốt các dây dẫn sẽ khiến tai nạn xảy ra nếu vô chạm phải

Nguyên nhân thực sự: THIẾU ĐÀO TẠO

Điểm đáng nói nhất, gần một nửa trong số các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn điện có liên quan đến khả năng của nhân viên và với mức độ thành thạo của công việc. Các nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do trang bị không tốt, không chuẩn bị tốt, không có thông tin về cách làm việc an toàn hoặc quá tự tin trong công việc

Hãy điểm qua một số nguyên nhân sau

1. Không được đào tạo kỹ lưỡng

Ví dụ: Trong một tình huống, một công nhân chưa được đào tạo đã được lệnh làm việc với bảng điều khiển điện. Bởi vì chưa được đào tạo, anh ta đã cố gắng làm việc trong khi bảng điều khiển vẫn còn điện sống, dẫn đến tình trạng chập điện. Công nhân bị bỏng nặng ở mặt và cánh tay, trong khi đó người sử dụng lao động bị phạt và truy tố

Khi được đào tạo đầy đủ, công nhân phải biết cách ly mạch điện trước khi bắt đầu với công việc để tránh xảy ra tai nạn

2. Người không có chuyên môn

– Mặc dù được đào tạo, một số công nhân mới chỉ có đủ kiến thức để vận hành hoặc bảo trì một số loại thiết bị chuyên biệt mà họ biết. Một loại thiết bị khác có thể gây khó khăn
– Ví dụ: Một công nhân đã được đào tạo một số kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không nhận ra rằng anh ta vẫn không đủ kiến thức để hiện nhiệm vụ mà anh ta được giao. Anh ta nối dây cho máy không chính xác và bị điện giật nặng. Mặc dù những người có chuyên môn đã sẵn sàng cho nhiệm vụ này, nhưng nhà tuyển dụng muốn cho nhân viên mới tập làm quen và vô tình gây ra tai nạn
– Tất cả nhân viên nên được chứng minh đầy đủ năng lực của mình vì sự an toàn của họ và của người khác

3. Khu vực làm việc an toàn không rõ ràng

– Công nhân không được cảnh báo về các khu vực hoặc những quy tắc an toàn trong môi trường làm việc
– Ví dụ: Một công nhân đã phải nhận một cú sốc 33.000 volt khi leo lên một thiết bị còn điện sống trong một trạm biến áp. Công ty đã không đặt ranh giới đầy đủ khu vực làm việc nào là an toàn/không an toàn, khiến công nhân tưởng rằng bộ máy đã được ngắt điện và an toàn để leo lên. Hơn nữa, việc đào tạo nhân viên và các khu vực an toàn là không được chú trọng. Cú sốc đã dẫn đến việc công nhân này phải bỏ 2 cánh tay và công ty bị phạt khoảng 90.000$
– Người sử dụng lao động cần đảm bảo phương pháp làm việc đúng quy định, đào tạo nhân công hiểu biết về những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu. Nếu không, công nhân sẽ phải di chuyển vào và ra ở các môi trường an toàn cả ngày, tai nạn điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào

4. Mạch cách ly không đầy đủ

– Công nhân cách ly các mạch điện không đúng cách dẫn đến tai nạn điện
– Ví dụ: Một thợ điện bị điện giật nặng khi làm việc tại các công trình đang tân trang. Việc cách ly điện không đúng cách có thể gây ra tai nạn khi làm việc. Hơn nữa, nếu không có một hệ thống quản lý tốt để giám sát toàn bộ nguồn cung cấp điện có thể khiến công ty bị phạt
– Các doanh nghiệp cần phải có hệ thống an toàn để theo dõi sự cách ly của các mạch điện. Ngoài ra, công nhân củng cần được đào tạo kỹ lưỡng để biết cách cách ly, khóa và kiểm tra xem dòng điện có khả năng còn trong mạch hay không trước khi bắt đầu công việc của mình

5. Nhân viên vô tình hoặc cố ý làm việc trên các thiết bị điện sống

Ví dụ: Sau khi nhận được một cú sốc, tim của nhân viên đã ngừng đập khi làm việc trực tiếp trên thiết bị điện. Thiết bị nên được cách ly và khóa trước khi công việc bắt đầu, nhưng do công nhân chưa được đào tạo đầy đủ năng lực nên anh ta đã bỏ quên điều này. Mặc dù tim của công nhân đó đã được hồi sức nhưng người công nhân đã bị tổn thương não nghiêm trọng

Từ đó, rút ra được việc đào tạo và cách cô lập, khóa và kiểm tra không có điện áp trước khi bắt đầu công việc là rất quan trọng để loại bỏ các rủi ro. Nếu công nhân không thể phân biệt được mạch đang còn hay ngắt điện, không nên thực hiện công việc này

Related Posts

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Xem chương trình quảng cáo