Chất lượng âm thanh của loa phát ra chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bộ khuếch đại (âm ly), một bộ khuếch đại chất lượng sẽ phát ra những tín hiệu chuẩn khiến ta có thể nghe âm thanh hay, trung thực hơn
Vậy làm cách nào để kiểm tra chất lượng của các bộ khuếch đại âm thanh? Quy trình này cần sử dụng những thiết bị gì? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây
Phụ lục bài viết
Bộ khuếch đại âm thanh là gì?
Bộ khuếch đại âm thanh (hay còn gọi là âm ly) đây là một thiết bị chuyên dụng để khuếch đại tín hiệu âm thanh mà chúng ta nghe được, có tần số nằm trong khoảng từ 20 – 20000Hz. Nó chỉ biến đổi các tín hiệu về biên độ (độ lớn của tín hiệu) chứ không làm thay đổi tần số tín hiệu.
Như vậy với một tín hiệu đầu vào rất nhỏ khoảng vài trăm micro watt thì đầu ra của bộ khuếch đại có thể gia tăng lên đến vài trăm đến vài ngàn watt.
Để dễ tưởng tượng hơn ta có một ví dụ nhỏ ở đây, khi bạn nói vào micrô với một âm lượng không ai nghe, đi qua bộ khuếch đại và qua loa thì cả xóm có thể nghe được giọng nói của bạn => Đó là do bộ khuếch đại đã khuếch đại tín hiệu giọng nói của bạn lên rất nhiều lần và truyền đến loa.
Tại sao cần phải kiểm tra bộ khuếch đại?
Để âm thanh đầu ra trung thực, đòi hỏi tín hiệu đi qua bộ khuếch đại phải ít bị biến dạng. Các linh kiện trong bộ khuếch đại như tụ điện, cuộn cảm, điện trở, bóng bán dẫn… thường có giá trị thay đổi tùy thuộc vào tần số khác nhau
Tín hiệu đi vào bộ khuếch đại là những tín hiệu có tần số (tần số của âm thanh) nên mỗi linh kiện sẽ có cách hoạt động khác nhau khiến đầu ra sẽ có những biến đổi nhất định
Khả năng đáp ứng tần số của bộ khuếch đại
Đáp ứng tần số (Frequency Response) là một chỉ số quan trọng cho biết khả năng, xử lý của bộ khuếch đại đối với dải tần số đầu vào của một tín hiệu bất kỳ.
Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy nhìn vào hai biểu đồ dưới đây, hai biểu đồ này thể hiện giá trị độ lớn biên độ thay đổi theo tần số. Giá trị bằng với dải tần số mà tai người có thể nghe được là từ 20Hz – 20 000Hz.
Ở biểu đồ này ta thấy khả năng đáp ứng của bộ khuếch đại ở từng mốc tần số khác nhau là khá đều => Bộ khuếch đại tốt.
Đường xanh lá: Ở tất cả mốc tần số khác nhau, biên độ của tín hiệu đều không bị thay đổi (tái tạo trung thực). Ta thấy đường biểu diễn là một đường thẳng nên có thể gọi là tần số phẳng. Đây là giá trị mơ ước của các nhà sản xuất thiết bị âm thanh, tạo ra một thiết bị trung thực không sai lệch với thực tế.
Đường màu đỏ: Ở các mốc tần số khác nhau, biên độ của tín hiệu thay đổi khá nhiều (các đỉnh nhấp nhô thấy rõ). Các thiết bị có biểu đồ đáp ứng tần số dạng này thường có tín hiệu tái tạo sai lệch khá nhiều, dễ gây cảm giá khó chịu cho người nghe.
Đường màu vàng: Tuy có những thay đổi về mặt biên độ nhưng sự thay đổi không đáng kể => tín hiệu tái tạo chấp nhận được, thường thấy ở những thiết bị có chất lượng cao.
👉 Như vậy kiểm tra đáp ứng tần số là một phương pháp rất hiệu quả trong việc xác định chất lượng của âm ly.
Thiết bị nào có thể kiểm tra đáp ứng tần số của âm ly
Hiện nay, với sự phát triển khá mạnh của ngành công nghiệp đo lường, bạn có khá nhiều lựa chọn giúp bạn kiểm tra được thông số này
– Máy phân tích đáp ứng tần số (FRA)
– Máy phân tích âm thanh audio
– Máy hiện sóng
Ngoài ra, còn có những thiết bị khác có khả năng phân tích đáp ứng tần số dựa vào những option đi kèm của chúng
Nếu bạn đang tìm một thiết bị sửa chữa thiết bị âm thanh thì một chiếc máy hiện sóng với mức giá rẻ có tích hợp tính năng phân tích tần số là một thiết bị rất đáng để sở hữu. Vậy dòng máy hiện sóng giá rẻ nào đảm bảo đầy đủ các yếu tố này -> Mời bạn tham khảo tại bài viết này nhé, mình đã có đề cập đến
Hướng dẫn kiểm tra bộ khuếch âm-ly đại bằng máy hiện sóng
1. Những thiết bị cần có
1. Máy hiện sóng
2. Bộ khuếch đại cần kiểm tra
3. Máy phát xung (máy phát sóng tùy ý)
4. Tải điện tử
2. Các bước thực hiện kiểm tra âm ly bằng máy hiện sóng
Bước 1: tháo phần nắp ở mặt sau và mặt trên của bộ khuếch đại bằng vít nhỏ hãy nhớ chụp lại ảnh trước khi tháo hoặc để chúng theo một thứ tự nào đó để nhớ đường lắp lại nhé. Sau khi đã tháo toàn bộ phần vỏ, bạn có thể thấy được bảng mạch và phần khung gầm của amply
Bước 2: kết nối máy phát xung thông thường (một máy phát tín và phát sóng tùy ý) với đầu vào (input) của amply. Tùy thuộc vào phương pháp kiểm tra mà bạn đang thực hiện, có thể bạn sẽ không cần đến máy phát xung (Ví dụ: khi cần kiểm tra điện áp của bảng mạch bạn sẽ không cần đến máy phát xung). Tuy nhiên, việc kết nối với máy phát xung là cần thiết vì sớm muộn gì bạn củng sẽ phải sử dụng đến nó để kiểm tra chức năng khác thôi nên cứ gắn đại vào để đỡ tháo ra tháo vô
Bước 3: hãy chuẩn bị một tải điện tử DC và kết nối cáp đỏ của tải với đầu ra của bộ khuếch đại. Công dụng của tải điện tử là nhận tín hiệu từ bộ khuếch đại và làm suy hao công suất của nó, mô phỏng hoạt động bình thường mà không cần bộ khuếch đại xử lý tín hiệu
Bước 4: nếu chỉ kiểm tra tín hiệu từ bộ khuếch đại bạn có thể kết nối hoàn toàn bình thường, nhưng nếu bạn kết nối với loa để kiểm tra âm thanh phát ra (hãy cẩn thận, âm thanh có thể làm hỏng thính giác nếu công suất đầu ra của AMP quá lớn). Dòng điện sẽ chạy liên tục đến một nơi nào đó chứa nó, do đó chúng ta cần kết nối với tải để tải hấp thụ nó để bảo vệ cường độ đầu ra khi thử nghiệm
Bước 5: hãy kẹp cáp nối đất của máy hiện sóng vào điểm nối đất trên bộ khuếch đại (thường là một bu lông được gắn ở bên cạnh hoặc phía sau bên trong khung). Khi kết nối hoàn tất, tiếp tục MỞ máy phát xung ở chế độ phát sóng sin. Đặt tất cả các điều khiển trên oscilloscope thành 0 và cài đặt oscilloscope về coupling direct current
Bước 6: Tiếp theo đó hãy MỞ bộ khuếch đại âm thanh. Hãy cẩn thận tránh làm ngắt kết nối của cáp nối đất trong quá trình thử nghiệm. Nếu cáp nối đất bị ngắt, bạn có khả năng bị điện giật
Bước 7: Đến đây, chúng ta đã hoàn thành được khâu chuẩn bị rồi bắt đầu tiến hành thực hiện phép đo thôi. Chạm que đo của máy hiện sóng vào phần ở bộ khuếch đại mà bạn muốn kiểm tra (ví dụ như đầu ra của biến áp chẳng hạn). Điều chỉnh miền thời gian và điện áp của máy hiện sóng để quan sát tín hiệu sóng một cách dễ dàng hơn. Trục hoành biểu diễn thời gian, trục tung biểu diễn điện áp và và đường cong kết quả hiển thị cách điện năng tiêu tán khi nó chạy qua bộ khuếch đại
✅ Nếu chưa hiểu rõ về máy hiện sóng bạn có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng
Bước 8: Tiếp tục quan sát tín hiệu hiển thị của dao động ký và di chuyên từ từ đầu dò đến các khu vực khác của bộ khuếch đại. Nếu bạn nhận thấy các dạng sóng không đồng đều với các đỉnh không nhất quán, có thể bạn đã gặp sự cố ở khu vực đó của bộ khuếch đại. Các linh kiện có dạng sóng giống như gợn sóng đều thường biểu thị cho khả năng hoạt động bình thường
Bước 9: Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra, tắt đầu ra của máy phát xung và chuyển máy hiện sóng về coupling AC để bạn có thể kiểm tra nguồn điện. Tiếp tục nhấn đầu dò của máy hiện sóng vào biến áp nguồn. Nếu sóng không gợn, cuộn sơ cấp có thể đã bị ngắn mạch
Lưu ý: Đây chỉ là hướng dẫn kiểm tra bộ khuếch đại, nếu muốn phân tích cường độ âm phát ra từ loa bạn nên sử dụng máy đo độ ồn. Nếu bạn chưa tìm hiểu qua loại thiết bị này hãy tham khảo thêm tại bài viết hướng dẫn sử dụng máy đo độ ồn tại đây
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com, Website: Lidinco
487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam