Phụ lục bài viết
Trước khi phân loại đồng hồ đo điện, ta hãy tìm hiểu xem đồng hồ đo điện là gì nhé
Đồng hồ đo điện được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo điện đa năng,… Đây là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, chuyên dùng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều, bao gồm: Cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số, đo tra diode,…
Cấu tạo của đồng hồ đo điện
1. Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim
Cấu tạo bên ngoài: Kim chỉ thị, cung chia độ, vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh, đầu đo điện áp thuần xoay chiều, đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P, đầu đo chung Com hoặc bán dẫn âm N, vỏ trước, mặt chỉ thị, mặt kính, vỏ sau, nút điều chỉnh 0Ω, chuyển mạch chọn thang đo, đầu đo dòng điện xoay chiều.
Mạch điện bên trong: Đầu cắm que đo, khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo.
2. Cấu tạo đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Một đồng hồ vạn năng điện tử thường có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power, màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ, đầu đo dòng điện lớn, đầu đo chung COM, đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch, mạch điện tử,…
Lưu ý: Không phải tất cả các loại đồng hồ đo điện đều có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận trên. Một số thiết bị có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, từng phiên bản.
Công dụng của đồng hồ đo điện
Ngoài công dụng chung là hỗ trợ người thợ trong việc phán đoán, kiểm tra được tình trạng của các thiết bị điện, nguyên nhân hỏng… công dụng của các đồng hồ đo điện còn tuỳ thuộc vào từng loại cụ thể mà chúng ta sử dụng:
Công dụng của đồng hồ đo điện kim:
- Đo hiệu điện thế
- Đo điện trở
- Đo cường độ dòng điện
Công dụng của đồng hồ đo điện hiện số:
Ngoài 3 tính năng như trên, đồng hồ đo điện điện tử còn có nhiều tính năng khác như:
- Kiểm tra nối mạch
- Đo hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn (chỉ với các sản phẩm được trang bị thêm các bộ khuếch đại điện)
- Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện (khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện)
- Hỗ trợ đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt
- Đo tần số trung bình và khuếch đại âm thanh (khi điều chỉnh mạch điện của đài cát-sét).
- Kiểm tra mạch điện ô-tô, xe máy…
- Lưu giữ số liệu đo đạc
Phân loại đồng hồ đo điện
Tuỳ vào thiết kế, đặc điểm ứng dụng, chức năng của đồng hồ đo điện trên thị trường hiện có một số loại phổ biến là:
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng còn được gọi là đồng hồ VOM(Volt- Ohm- Milliammeter), là thiết bị đo và kiểm tra điện đa năng, tích hợp nhiều công dụng đo lường khác nhau. Thông thường, thiết bị này có thể thực hiện đo điện áp, dòng điện, điện trở… Ngoài ra, một số thiết bị còn hỗ trợ thêm nhiều chức năng đo lường như: đo thông mạch, nhiệt độ, tần số, điện dung, kiểm tra diode…
Hiện nay, đồng hồ vạn năng được phân loại theo thiết kế gồm đồng hồ vạn năng để bàn và đồng hồ vạn năng để bàn. Trong đó, đồng hồ vạn năng cầm tay theo được chia ra gồm: đồng hồ vạn năng chỉ kim (AMM) và đồng hồ vạn năng điện tử số (DMM).
Ampe kìm
Ampe kìm là một thiết bị đồng hồ đo điện dạng cầm tay phổ biến và được nhiều thợ điện lựa chọn hiện nay. Công dụng chính của thiết bị này là đo dòng điện lên tới hàng trăm, hàng nghìn ampe trong khi nhiều thiết bị đo khác không thực hiện được.
Điểm nổi bật của ampe kìm là dễ sử dụng, cho kết quả đo lường và kiểm tra nhanh. Ngoài ra, hiện nay không ít thiết bị ampe kìm được nhà sản xuất tích hợp thêm nhiều chức năng đo lường khác nhau như: điện áp, công suất, tần số, thông mạch…
Đồng hồ đo điện trở đất
Điện trở suất của đất là một tham số rất quan trọng, phải được quan tâm xem xét. Điện trở của đất có ảnh hưởng đến quá trình lan truyền dòng điện trong đất, quá trình tính toán tiếp đất chống sét, tính toán tiếp đất an toàn, cân bằng điện thế và làm việc tại các nhà máy điện hoặc trạm biến áp của hệ thống điện cũng như khi tính toán các loại tiếp đất cho công trình viễn thông, tín hiệu và truyền số liệu.
Phương tiện đo điện trở tiếp đất chính là Máy đo điện trở đất (Earth Resistance Tester): Thiết bị kiểm tra an toàn điện, xác định giá trị điện trở tiếp địa của điện cực nối đất hoặc của hệ thống điện cực nối đất (hệ thống nối đất) bằng phương pháp đo 3 cực (3 Pole) sử dụng dòng xoay chiều tần số thấp, thường được gọi là te rô mét.
Máy đo điện trở đất được thiết kế với các tính năng đo cho phép tiến hành đo nhanh chóng với độ chính xác cao. Đặc biệt, thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng với hộp đựng hoặc bao da đi kèm cho phép người dùng dễ dàng sử dụng, mang theo thiết bị một cách chủ động nhất.
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Đồng hồ đo điện trở cách điện còn được gọi là đồng hồ đo Megomet được dùng rộng rãi để kiểm tra điện trở của các dây cáp điện và các thiết bị điện. Các kết quả và các phép đo khi sử dụng thiết bị được trả về trên một màn hình giúp người dùng dễ dàng quan sát.
Thiết kế đồng hồ đo điện trở cách điện khá nhỏ gọn, tiện dụng trong việc di chuyển thiết bị, tăng khả năng cơ động cho người sử dụng. Máy sử dụng nguyên lý toán học, vật lí nên cho số đo chính xác, giúp ích nhiều trong công việc kiểm tra điện trở, sản xuất các cuộn cáp dây điện, hay các thiết bị điện.
Trên đây là phân loại đồng hồ đo điện, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm và lựa chọn đúng một thiết bị đồng hồ đo điện phù hợp với tình huống mính cần dùng.
Mua đồng hồ đo điện ở đâu uy tính, giá rẻ?
Trên thị trường dòng sản phẩm này được phân phối với rất nhiều thương hiệu khác nhau, để mua được đồng hồ đo điện chất lượng cao cũng như tư vấn các giải pháp tốt nhất. Bạn có thể liên hệ cho Lidinco để nhận được tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia về đồng hồ đo điện của Lidinco.
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com