Mua thiết bị đo

Hướng dẫn sử dụng và các dòng máy đo tiếp địa phổ biến

Bởi kythuatldc

Máy đo tiếp địa là gì?

Máy đo tiếp địa là loại máy được sử dụng cho các nghiên cứu nước ngầm thậm chí đến độ sâu lớn, đánh giá trữ lượng sỏi, khảo sát địa chất để xây dựng đường, đường ống,…hoặc lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu và phòng chống sạt lở, chống sét.

Tại sao phải đo tiếp địa?

+ Đo điện trở đất (hay còn gọi là điện trở tiếp địa, điện trở chống sét) để kiểm tra khả năng phóng – truyền điện (sét) của hệ thống.

+ Đo điện trở đất là điều cần thiết cho hoạt động an toàn của mọi hệ thống điện và cách duy nhất để đảm bảo rằng việc lắp đặt tiếp đất có hiệu quả và chúng vẫn như vậy, là kiểm tra chúng chặt chẽ và thường xuyên.

+ Chức năng thiết yếu của mọi máy đo điện trỏ của đất là cung cấp một kết nối điện trở thấp, đáng tin cậy. Nó có thể ghi nhớ các yêu cầu của ứng dụng, chẳng hạn như mức độ hiện tại của sự cố mà từ đó có thể được yêu cầu xử lý.

Tìm hiểu về máy đo điện trở đất trên thị trường hiện nay

Cách sử dụng máy đo tiếp địa

  • Bước 1 – Kiểm tra nguồn Pin của máy: bảo đảm tốt. Nếu pin yếu màn hình hiển thị biểu tượng 2 cục pin.
  • Bước 2 – Đầu nối dây và kiểm tra kết nối:
    • Công tắc ở vị trí OFF
    • Dây xanh đấu vào cực E của Teromet đầu còn lại đấu vào cọc đất
    • Dây vàng đấu vào cực P của Teromet đầu còn lại đấu vào cọc chữ T số 1 đã được cắm xuống đất. Cọc chữ T cách cọc đất từ 5 – 10 mét.
    • Dây đỏ đấu vào cực C của Teromet đầu còn lại đấu vào cọc chữ T số 2 đã được cắm xuống đất. Cọc chữ T số 2 cách cọc chữ T số 1 từ 5 -10 mét

SƠ đồ Đo điện trở tiếp địa

  • Bước 3 – Kiểm tra điện áp của đất:
    • Chuyển nút chỉnh thang đo tại vị trí: Earth Voltage
    • Nhấn nút: Press to Test, màn hình hiển thị <10 volt. Nếu >10 thì không đo được.
    • Tiếp tục sang bước 4
  • Bước 4 – Thực hiện đo tiếp địa:
    • Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
    • Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng. Khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.
    • Nếu điện trở nhỏ thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.

Bảo quản máy đo tiếp địa để sử dụng được lâu dài

  • Sử dụng xong phải lau chùi và cất giữ nơi khô ráo
  • Không nên để pin trong máy thời gian dài không sử dụng vì có thể hỏng pin làm hư máy đo tiếp địa
  • Vận chuyển cần phải nhẹ nhàng tránh va đập
  • Cần lưu giữ Teromet ở nhiệt độ không quá nóng, dễ dàng hư màn hình và mạch điện tử
  • Định kỳ 12 tháng phải thử nghiệm máy còn hoạt động tốt
  • Dán tem kiểm tra và số mã hiệu dụng cụ đo lường theo quy định

Các dòng máy đo tiếp địa phổ biến

1. Máy đo tiếp địa Kyoritsu KEW 4105A 2000Ω

máy đo tiếp địa

– Kyoritsu 4105A hay KEW 4105A là dòng máy đo tiếp địa bán chạy nhất thị trường hiện nay. Với tên tuổi và thương hiệu lâu năm đã được khẳng định của mình, Kyoritsu luôn mang đến cho khách hàng độ tin cậy và đảm bảo khi sử dụng. Dưới đây là một số điểm nổi bật và thông số kỹ thuật của sản phẩm.

2. Máy đo tiếp địa Sanwa PDR4000

máy đo tiếp địa

– Máy đo điện trở đất PDR4000 là một sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu Sanwa của Nhật Bản, nó cho phép đo điện trở 4000Ω giúp thực hiện tốt các phép đo với độ bền và độ ổn định cao

3. Máy đo tiếp địa Hioki FT6380

máy đo tiếp địa

– Một sự lựa chọn hoàn toàn mới trong việc kiểm tra điện trở nối đất mà thương hiệu Hioki muốn trình làng với khách hàng đó chính là thiết bị đo tiếp địa dạng kìm kẹp (như một ampe kìm), nhờ vào cảm biến nhỏ gọn, nó trở thành một thiết bị vô cùng hữu ích cho các không gian nhỏ gọn.

Địa chỉ cung cấp máy đo tiếp địa chính hãng

Nếu bạn đang tìm cho mình một máy đo tiếp địa tốt hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được ưu đãi tốt nhất:

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com

Related Posts

Xem chương trình quảng cáo