Để đo khoảng cách hay kích thước của một thiết bị hay vật liệu gì đó đa phần chúng ta hay sử dụng những loại thước dây khá cồng kềnh và độ chính xác đôi khi sẽ không cao. Chính vì lẽ đó thước đo laser đã ra đời và giải quyết được những kích thước khó nhằn nhất trong quá trình đo bằng cách sử dụng tia laser để tính toán khoảng cách. Việc sử dụng thước đo laser này sẽ mang lại hiệu quả công việc cao, tiết kiệm thời gian và độ chính xác các kích thước hơn hẵn những loại thước đo truyền thống.
Phụ lục bài viết
Thước đo laser là gì?
Thước laser là một thiết bị hiện đại được sử dụng để đo đạc các kích thước thay cho những loại thước dây truyền thống. Bằng việc sử dụng tia laser, quá trình đo sẽ trở nên nhanh chóng và mang lại kết quả đo chính xác hơn. Ngày nay thước laser được sử dụng trong các ngành nghề khác nhau như: trắc địa, xây dựng,… Với nhiều tính năng chuyên sâu hỗ trợ đắc lực cho việc đo đạc hơn. Thước laser có thể sử dụng để đo diện tích, chiều dài, thể tích hay các góc một cách chính xác nhất.
Cấu tạo của thước laser SNDWAY
Tuỳ vào mỗi loại thước laser sẽ có những kích thước khác nhau. Nhưng cơ bản thì chúng bao gồm những bộ phận sau:
- Bộ ngắm: được sử dụng để xác định vị trí cột mốc giữa các vật thể cần đo bằng mắt.
- Bộ phát xung tia laser: là bộ phận chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và tính toán khoảng cách.
- Bộ màn hình và bàn phím: bàn phím được sử dụng để điều khiển các chức năng của máy. Màn hình đóng vai trò trong việc hiểu thị chức năng và kết quả đo.
- Pin: là nguồn năng lượng chính cung cấp điện cho thước laser hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của máy đo laser SNDWAY
Thước laser hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ của tia laser. Khi thước laser chiếu từ điểm A đến điểm B, tia laser gặp vật cản B sẽ gây ra hiện tượng phản xạ. Dựa vào vận tốc truyền đi của tia laser mà thước laser sẽ tính toán khoảng cách từ điểm đặt máy đến vật thể cần đo. Khoảng cách đo của thước laser là 20km. Thước laser chỉ cần đứng im cũng có thể thực hiện được các kết quả đo một cách chính xác nhất.
Hướng dẫn sử dụng thước đo laser SNDWAY
Thông thường trên máy đo khoảng cách sẽ có các phím chức năng. Việc hiểu được công dụng của từng loại phím sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng máy.
- Ấn Read để bật máy đo
- OFF Clear: Tắt máy và xóa kết quả vừa đo
- +-: Kết quả giữa 2 lần đo.
- Nút : Chọn kiểu đo
- Chọn cách đo khoảng cách từ đỉnh máy hay từ đáy máy bằng nút
- Trên đây là một số phím cơ bản ở một số model. Tuy nhiên, không phải máy đo khoảng cách nào cũng có ký hiệu như vậy.
Các bước thực hiện phép đo:
a. Đo chiều dài
- Máy đo khoảng cách giúp đo chiều dài cho kết quả chính xác
- Sử dụng phím chức năng Func (đối với máy dòng máy Bosch) và nút hình vuông có gạch chéo (đối với dòng máy SNDWAY) và chuyển máy sang chế độ Length để đo chiều dài. Đầu tiên, đặt máy đo khoảng cách ở điểm mốc, sử dụng phím có biểu tượng hình tam giác (máy Bosch) và phím Read (máy Sndway) để lấy kết quả.
- Tiếp đó, ấn nút + hoặc – để cộng hoặc trừ sẽ cho kết quả thực. Một số model máy đo khoảng cách có chức năng lưu dữ liệu, giúp bạn dễ dàng kiểm tra lại khi cần.
- Để xem lại, bạn chỉ cần sử dụng nút func để chuyển về chế độ có hiển thị M10 và nút + hoặc – (máy Bosch)
b. Đo diện tích và thể tích
- Vẫn tiếp tục sử dụng phím chức năng Func (máy bosch) và nút hình vuông có gạch chéo (đối với dòng máy SNDWAY). Sau đó, chuyển sang chế độ có hình chữ nhật hoặc lập phương để tiến hành lấy kết quả đo diện tích, thể tích. Sau đó tiến hành thực hiện phép đo chiều ngang và chiều dọc, máy sẽ hiển thị kết quả diện tích của vật thể.
- Bên cạnh đó, máy đo khoảng cách cũng có bạn biết kết quả thể tích sau khi tiến hành đo chiều dài, chiều rộng cũng như chiều cao.
c. Đo pi-ta-go
- Đo pi-ta-go sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn sử dụng chiếc máy đo khoảng cách. Bạn chỉ cần sử dụng nút chuyển sang chế độ pi-ta-go sau đó giữ máy cố định, ấn nút tam giác màu đỏ để đo 2 cạnh của tam vuông.
- Bên cạnh các phép đo này, máy đo khoảng cách cầm tay còn làm được nhiều hơn thế.
Một số lưu ý trong quá trình đo:
- Khi sử dụng thước đo điện tử với các mục đích khác nhau, người dùng không nên nhìn trực tiếp vào tia laser, bạn có thể sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như kính để tránh tác động xấu đến thị giác.
- Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn không nên chiếu tia laser trực tiếp vào hướng mặt trời hay bất kỳ nguồn sáng nào để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo.
- Có những model có khả năng chống bụi và nước, tuy nhiên để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị, tốt hơn hết bạn nên để chúng ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Nếu không sử dụng máy trong thời gian dài, nên tháo pin ra.
Địa chỉ mua thước đo laser chính hãng và uy tín
Lidinco với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực phân phối thiết bị đo lường điện luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất với mức giá tốt, đi kèm đó là sự đảm bảo về nguồn gốc hàng hóa. Chúng tôi phân phối và bảo hành các thiết bị đo tại thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc.
Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn và đặt mua thước đo laser với mức giá tốt nhất.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447
Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com