Mua thiết bị đo

Sự khác biệt giữa máy đo màu và máy đo màu quang phổ

Bởi kythuatldc
máy đo màu

Hiện nay các doanh nghiệp luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm để mang ra thị trường những mẫu mã đa dạng và mang lại sự tin tưởng cao trong lòng khách hàng. Trong đó yếu tố màu sắc của sản phẩm được quan tâm và kiểm tra nhiều hơn. Mắt thường chúng ta không thể đánh giá chính xác được chất lượng sản phẩm của từng sản phẩm. Chính vì lẽ đó mà hầu hết các doanh nghiệp luôn cần một máy đo màu nhằm mang đến sự tiện lợi trong khâu kiểm tra màu sắc. Vậy máy đo màu là thiết bị như thế nào? Những loại máy đo màu nào phổ biến hiện nay. Hãy để Kỹ thuật đo lường bật mí qua bài viết dưới đây.

Máy đo màu là gì?

Máy đo màu là thiết bị được sử dụng trong việc kiểm tra màu sắc của một vật thể. Với thiết kế gọn dạng cầm tay giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng và cho ra kết quả đo đạc màu sắc nhanh chóng và chính xác trong một thời gian ngắn.

  • Có hai cách để đo màu sắc: đo trực tiếp và đo gián tiếpĐo trực tiếp: chính là đo phổ phản xạ / phổ truyền qua ánh sáng sau khi đã phản xạ hay truyền qua từ vật thể. Tất cả các kết quả sẽ được hiển thị trực tiếp trên máy.
  • Đo gián tiếp: các thông số về màu sắc sẽ được đưa ra trước sau khi đã qua xử lý với các phép thuật toán.

Nguyên lý hoạt động của máy đo màu

Máy đo màu hoạt động dựa trên nguyên lý nhận thức về màu sắc và nguyên tắc quang phổ. Chính vì thế mà máy đo màu luôn mang đến kết quả đo chính xác.

1. Theo nguyên lý nhận thức về màu sắc

Nguyên lý này được thực hiện thông qua việc cảm nhận màu sắc bằng hiện tượng phản xạ ánh sáng. Nguồn sáng tới là những ánh sáng trắng với nhiều tia đơn sắc. Nguồn sáng này có những bước sóng khác nhau đỏ, xanh dương, cam, vàng, tím cùng chiếu một lúc lên vật thể cần quan sát. Lúc này tia đơn sắc nào phản xạ đến mắt người mà người nhìn nhận định được vật thể đó có màu sắc theo cách chủ quan.

Khi kiểm tra màu sắc người ta thường sử dụng 3 thuộc tính: màu sắc, giá trị và sắc độ. Sắc màu chính là thuật ngữ đươc sử dụng để phân biệt các màu như đỏ, vàng,… giá trị màu chính là độ sáng hoặc tối của màu đó. Còn sắc độ dùng để đo độ  khác biệt của một màu so với màu xám.

Khi ba thuộc tính này kết hợp lại với nhau và biểu thị thông qua đồ thị trong hệ thống không gian màu ba chiều. Bên cạnh đó nó cũng kết hợp với nguyên tắc về quang phổ màu ánh sáng để hình thành nên nguyên lý đo màu chính xác.

2. Theo nguyên tắc quang phổ

Nguyên tắc quang phổ được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa màu của mẫu đo với bộ mẫu chuẫn cho trước một cách chính xác nhất. Khi chiếu một tia sáng vào mẫu đo dưới một nguồn sáng, ánh sáng toả ra từ mẫu chính là quang phổ. Bởi vì màu sắc của mẫu thay đổi theo ánh sáng nguồn nên việc đo quang phổ phải dựa trên nguồn sáng đã qua chuẫn hoá. Dãy quang phổ sau khi nhận và đưa đi đo với 3 dãy phổ màu sắc của hệ thống thị giác con người là đỏ, xanh lá và xanh dương với ba thông số màu sắc X (Red-Đỏ), Y (Green-Xanh lá), Z (Blue-Xanh dương).

Ứng dụng của máy đo màu

Máy đo màu được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống cụ thể như:

  • Trong ngành sản xuất nhựa: giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được chất lượng màu sắc của sản phẩm khi đã thành phẩm. Vì màu sắc trong các sản phẩm nhựa được xem là một yếu tố quyết định đến chất lượng cũng như thu hút được khách hàng.
  • Trong ngành in ấn, máy đo màu dùng để giám sát màu sắc mẫu in. Đảm bảo được sản phẩm in ấn đạt chuẩn và đúng yêu cầu. Ngoài ra thiết bị còn giúp phát hiện những sản phẩm chưa đạt chuẩn để loại bỏ hoặc điều chỉnh.
  • Trong ngành sản xuất sơn, thiết bị hỗ trợ quy trình kiểm tra màu sắc sơn trong quá trình sản xuất. Đồng thời hỗ trợ phối màu để tạo ra những màu sơn mới.

Phân biệt giữa máy so màu và máy đo màu quang phổ

Máy so màu và máy quang phổ là những dụng cụ dùng để thu nhập, phân tích và so sánh màu sắc. Sự khác biệt giữa hai thiết bị này đôi khi sẽ gây nhầm lẫn cho các nhà nghiên cứu màu sắc.

Máy đo màu X-Rite IntelliTrax2 Máy đo màu quang phổ cầm tay X-Rite EO3PAINT
Máy đo màu Máy đo màu quang phổ

Đối với máy so màu: thiết kế gọn nhẹ, tiện lợi và có tính di động cao. Chi phí của thiết bị này không cao đáp ứng được những ứng dụng đơn giản và chức năng đơn giản hơn. Máy hoạt động bằng cách chiếu sáng một góc 45° bằng nguồn sáng bên trong. Ánh sáng sẽ được đi qua bộ lọc tristimulus đại diện cho lượng ánh sáng đỏ, lục và lam được phản xạ từ mẫu.

Công dụng của máy đo màu:

  • Nhận dạng màu sắc
  • So sánh các màu với các sắc thái tương tự
  • Đo cường độ màu
  • Đo độ bền màu
  • Kiểm soát được chất lượng màu sắc
  • Đánh giá các lô màu sắc không đồng nhất

Đối với máy đo màu quang phổ: là dụng cụ đo màu phức tạp hơn. Phân tích màu sắc dựa vào các yếu tố của cường độ ánh sáng. Nó thực hiện phép đo toàn màu phổ trái ngược hoàn toàn với quy trình tristimulus của máy đo màu và cung cấp những dữ liệu mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Máy hoạt động bằng cách nguồn sáng bên trong chạm vào cách tử nhiễu xạ, hoạt động như một lăng kính phân tách ánh sáng thành các bước sóng khác nhau hình thành quang phổ màu một cách đầy đủ. Máy đo màu quang phổ hiển thị dữ liệu dưới dạng số hoá.

Công dụng của máy đo màu quang phổ:

  • Tạo nên những công thức màu
  • Giám sát được độ chính xác của màu sắc trong quá trình sản xuất.
  • Duy trì được sự nhất quán về màu sắc trong suốt quá trình cung ứng
  • Phát hiện ra những tạp chất
  • Xác định hiện tượng “metamerism”
  • Kiểm soát chất lượng màu sắc

Mặc dù máy đo màu mang lại chi phí thấp hơn hưng nó chỉ đo độ hấp thụ của các màu cụ thể và không thể xác định hiện tượng metamerism. Ngược lại máy đo màu quang phổ cung cấp những tính năng chính xác hơn nhưng chi phí của chúng khá cao. Tuy nhiên tuỳ theo nhu cầu sử dụng của người dùng có thể lựa chọn cho mình thiết bị đo màu phù hợp với túi tiền.

Top 3 máy đo màu thông dụng

Kỹ Thuật Đo Lường xin giới thiệu đến các bạn đọc 3 loại máy đo màu thông dụng hiện nay:

1. Máy đo màu X-Rite i1iSis 2 XL

Máy đo màu X-Rite i1iSis 2 XL

Máy đo màu i1iSis 2 XL là công cụ lý tưởng để tăng tốc và tự động hóa việc tạo cấu hình máy in, hiện hỗ trợ các tiêu chuẩn đo M1.

1iSis 2 XL tuân thủ các tiêu chuẩn ISO mới nhất về điều kiện chiếu sáng đo M-Series, bao gồm:

  • M0 (Không có bộ lọc) trong đó cả chất nền và chất tạo màu hình ảnh đều không phát huỳnh quang.
  • M1 để đo lường thích hợp các chất nền bằng các chất làm sáng quang học (OBA).
  • M2, khi có mong muốn loại bỏ hiệu ứng huỳnh quang khỏi dữ liệu đo.

2. Máy đo màu sắc X-Rite IntelliTrax2 Pro

Máy đo màu X-Rite IntelliTrax2 Pro

Máy đo màu IntelliTrax2 Pro

  • Giảm hơn 40% thời gian sẵn sàng
  • Hệ thống điều khiển báo chí G7® được chứng nhận bởi Idealliance® và hỗ trợ các thông số kỹ thuật in PSO và ISO, để thực hiện từng công việc theo yêu cầu
  • Cung cấp giải pháp màu sắc tổng thể để kết nối các nhà khai thác phương tiện truyền thông, báo chí và thương hiệu để cải thiện đáng kể các chương trình kiểm soát chất lượng.

3. Máy đo màu quang phổ cầm tay X-Rite eXact Advanced

Máy đo màu quang phổ cầm tay X-Rite eXact Advanced

Máy đo màu quang phổ cầm tay eXact Advanced:

  • Đối với phòng mực, các cơ sở kiểm soát chất lượng, in ấn và đóng gói
  • Đánh giá mực và giấy trước, trong và sau khi in
  • Phân tích chất nền với các khả năng như Chức năng chỉ số chất làm sáng

Địa chỉ mua máy đo màu chính hãng và chất lượng

Lidinco với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực phân phối thiết bị đo lường điện luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất với mức giá tốt, đi kèm đó là sự đảm bảo về nguồn gốc hàng hóa. Chúng tôi phân phối và bảo hành các thiết bị đo tại thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc.

Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn và đặt mua máy đo màu với mức giá tốt nhất.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447
Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com

Related Posts

Xem chương trình quảng cáo