Máy đo màu cầm tay đã và đang là thiết bị đo màu nhanh gọn được sử dụng phổ biến hiện nay trong cách hoạt động sản xuất. Thiết bị máy đo màu giúp người dùng dễ dàng kiểm tra màu sắc, phân tích, so sánh để đảm bảo sử dụng đúng loại màu cần thiết. Vậy chọn máy đo màu sắc như thế nào là tốt nhất? Bạn hãy cùng tìm hiểu cách chọn máy đo màu sắc chất lượng, độ bền cao, khả năng đo màu chính xác.
Phụ lục bài viết
Máy đo màu cầm tay là gì?
Máy đo màu cầm tay( COLORIMETER) là một thiết bị đo lường màu sắc 3 thành phần ( tristimulus ) cung cấp đánh giá khách quan về đặc điểm màu sắc dựa trên ánh sáng đi qua các bộ lọc chính của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Nó mô phỏng mắt người cảm nhận màu sắc như thế nào.
Nguyên lý hoạt động của máy đo màu cầm tay
Sử dụng nguồn sáng bên trong chiếu ánh sáng xuống bề mặt của mẫu. Khi ánh sáng phản xạ trở lại thiết bị, nó sẽ đi qua ba bộ lọc: đỏ, lục và lam. Các bộ lọc này chắt lọc các giá trị kích thích tri giác (RGB) phù hợp với cách mắt chúng ta nhìn màu sắc. Và máy đo hiển thị giá trị X,Y,Z hoặc CIE L*a*b*.
Ứng dụng máy đo màu cầm tay
Máy đo màu cầm tay được sử dụng để kiểm tra màu sắc bề mặt của vật thể. Chúng cũng được sử dụng để xác định giá trị màu sắc. Các nhà thiết kế có thể mang chúng đi khắp nơi để ghi lại màu sắc, sử dụng trong thiết kế của họ. Tuy nhiên, máy đo màu bị hạn chế về khả năng của chúng.
Vì chúng bị mù đối với metamerism (một hiện tượng phổ biến xảy ra khi hai màu xuất hiện trùng khớp trong một điều kiện ánh sáng nhưng không trùng khớp khi ánh sáng thay đổi), chúng không lý tưởng cho mọi ứng dụng sản xuất, đặc biệt là công thức màu. Máy đo màu phù hợp cho các phòng QA-QC,KCS, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phân biệt giữa máy đo màu có bộ lọc màu và máy đo màu sắc
Bạn cần nắm được một số những thông tin về loại máy đo màu có bộ lọc màu sẽ khó có thể tái tạo được tốt nhất. Do vật, máy thường không có tính nhất quán trong quá trình đo màu.
Ngược lại, một thiết bị đo màu sắc hoàn chỉnh cho phép phát hiện và so sánh sự khác biệt giữa các màu sắc. Các loại máy đo màu sắc cầm tay chắc chắn sẽ phù hợp với các ứng dụng sản xuất trong nhiều lĩnh vực khi phù hợp với tiêu chuẩn chung, độ chính xác cao.
Cách chọn máy đo màu cầm tay – Đo màu độ chính xác cao
Theo ccs tiêu chuẩn △ Eab, △ Eab là 0-1 sẽ cần sử dụng máy đo màu đảm bảo được độ chính xác cao nhất. Do vậy, bạn nên chú ý vào khả năng đo màu sắc với độ chính xác của máy là tốt nhất.
Trong trường hợp máy không có độ chính xác cho từng lĩnh vực đo màu. Bạn có thể lựa chọn những thiết bị đo có độ chính xác chung. Độ chính xác của máy đo màu phụ thuộc vào tiêu chí về độ lệch chuẩn. Các loại máy đo màu chất lượng sẽ có độ lệch chuẩn đạt: ∆ (L *, a *, b *), ∆ (E * ab, C * ab, H * ab), ∆ (Y, x, y), ∆ (X, Y, Z), ∆ ( R, Gs, Bs) hoặc (WI, YI, Tw),…
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về phạm vi đo của từng loại máy đo màu sắc. Bạn nên chọn máy đo máy có phạm vi đo rộng để đảm bảo đo được nhiều màu sắc khác nhau.
Hiểu rõ về điều kiện chiếu sáng và góc độ chiếu sáng
Đa số các loại máy đo màu cầy tau đều có cấu trúc quang học ở “0/45 độ” hoặc “d / 8 độ” theo phân tích hình cầu. Đây là chỉ số thể hiện góc chiếu sáng và góc đo của máy đo màu trên bề mặt vật thể cần đo. Từ đó, bạn có thể lựa chọn loại máy đo màu có cấu trúc quang học phù hợp với yêu cầu sử dụng theo góc đo để mang đến độ chính xác.
Ngoài ra, trong khi những chiếc máy đo màu kém chất lượng,o máy đo màu cũ có thể chỉ đo được màu sắc trên các bề mặt nhẵn. Tuy nhiên, những loại máy đo màu cầm tay cao cấp có thể đo được trên rất nhiều các bề mặt khác nhau với các góc độ đo rộng.
Cách chọn máy đo màu cầm tay – Hiệu suất làm việc cao
Tất nhiên, lựa chọn thiết bị đo màu có hiệu suất hoạt động cao sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sử dụng cho người dùng. Máy hoạt động nhanh chóng, đo nhanh chóng sẽ giúp bạn xác định được màu sắc của vật thể chính xác, nhanh chóng.
Bạn nên chọn những loại máy đo có tính thân thiện cao, dễ sử dụng, dễ thao tác đo để không gặp khó khăn trong quá trình đo màu. Đây đều là những máy đo đạt chất lượng với hiệu quả sử dụng cao.
Chọn máy đo màu kết nối được với thiết bị khác
Những dòng máy đo màu chất lượng, hiện đại sẽ được tích hợp với bộ nhớ dữ liệu để lưu lại các giá trình đo trước đó. Và để có thể quản lý các dữ liệu này, bạn nên chọn máy đo màu có thể kết nối với máy tính hoặc máy in.
Điều này giúp bạn có thể dễ dàng quản lý các số liệu, phân tích kết quả đo màu trên máy tính. Từ đó, bạn đưa ra được những đánh giá về màu sắc cho sản phẩm có đảm bảo đạt tiêu chuẩn hay không.
Giá máy đo màu cầm tay
Một trong những tiêu chí bạn cần cũng cần quan tâm chính là giá của máy đo màu sắc nên phù hợp với điều kiện tài chính của bạn hoặc doanh nghiệp. Đồng thời, tìm hiểu giá sản phẩm còn giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để đảm bảo chọn mua được sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.
Các loại máy đo màu cầm tay hiện nay có mức giá đa dạng phù thuộc vào các tính năng, thương hiệu và xuất xứ. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí có thể lựa chọn các loại máy đo màu như: CS-Series, WM-206, WM-106,… Đây đều là các thiết bị đo màu có giá thành dao động từ 4.500.000 đồng – 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, các loại máy đo màu cầm tay chất lượng cao, tính năng đa dạng thích hợp sử dụng trong các ngành sản xuất đặc thù, phòng thí nghiệm thường có giá thành cao dao động từ 20.000.000 đồng – 76.000.000 đồng. Bạn có thể tham khảo một số dòng máy đo màu như máy đo màu CS-200,CS-220,…
Tiêu chuẩn chọn máy đo màu cầm tay – đạt quy chuẩn về đo lường
Máy đo màu cầm tay là thiết bị được sử dụng phổ biến trong rất nhiều ngành lĩnh vực để sản xuất về chất lượng sản phẩm. Do vậy, khi chọn mua máy đo màu cầm tay, bạn cũng cần chú ý chọn mua các thiết bị đạt tiêu chuẩn đo lường quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế/
Khi đó, thiết bị đo màu được đảm bảo về độ bền, khả năng đo màu chính xác cũng. Vậy nên, bạn cần chú ý sử dụng các loại máy đo màu cầm tay đạt những tiêu chuẩn quốc gia về khả năng đo hoặc tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn CIE 10o.
Sự khác biệt giữa máy đo màu cầm tay (Colorimeter) và máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer)
Việc quyết định sử dụng thiết bị đo màu nào phụ thuộc vào ứng dụng mong muốn, phạm vi giá và độ phức tạp của thiết bị. Mặc dù máy đo màu cầm tay có thể là một giải pháp tiết kiệm hơn, nhưng nó chỉ đo độ hấp thụ của các màu cụ thể và không thể xác định hiện tượng meta. Thiết bị này có thể làm một sự lựa chọn lý tưởng cho những người tìm kiếm phép đo hoặc kiểm soát màu cơ bản mà không cần phân tích màu phức tạp.
Ngược lại, một máy đo màu quang phổ có thể cung cấp các tính năng chính xác và phức tạp hơn nhiều nhưng cũng là một lựa chọn đắt tiền hơn. Đối với các chuyên gia quản lý màu sắc đang tìm kiếm dữ liệu màu có độ chính xác cao, giao tiếp màu kỹ thuật số và tính nhất quán chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất, đây có thể là công cụ hữu ích.
Hãy xem xét ngành nghề của bạn khi quyết định dụng cụ nào là sự lựa chọn tốt nhất cho quy trình kiểm soát màu sắc.
Sự khác biệt giữa máy đo màu cầm tay và máy so màu quang phổ:
Máy so màu và máy so màu quang phổ sử dụng phương pháp so sánh màu sắc giống nhau nhưng chúng có 1 vài khác biệt như sau:
Phương pháp so màu của máy đo màu cầm tay (Colorimeter):
Máy so màu sử dụng hệ màu không gian bao gồm 3 màu cơ bản mà mắt thường có thể phân biệt được là màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh lam.
Ba màu này tạo thành hệ màu trong không gian màu. Và được xác định bằng tọa độ X-Y-Z.
Máy so màu (colorimeter) sẽ giống như mắt người cảm nhận màu sắc trong hệ không gian màu.
Phương pháp so màu của máy so màu quang phổ (Spectrophotometer):
Khác với máy so màu thông thường, máy so màu quang phổ sử dụng nhiều cảm biến màu hơn (40 cảm biến màu sắc hoặc nhiều hơn) để tách chùm ánh sáng phản xạ hoặc ánh sáng truyền qua thành các bước sóng.
Máy sẽ đo phản xạ quang phổ của vật ở mỗi bước sóng trên dải quang phổ khả kiến mà mắt nhìn được (dải phổ 400-700nm).
Do đó máy so màu quang phổ sẽ cho kết quả chính xác và độ tin cậy cao hơn máy so màu thông thường.
Trên đây là một vài thông tin về máy đo màu cầm tay cũng như hướng dẫn lựa chọn máy đo màu cầm tay chất lượng. Nếu bạn đang cần tìm cho mình một máy đo máu cầm tay hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất để nhận được ưu đãi cũng như được tư vẫn bởi đội ngũ kỹ sử giàu kinh nghiệm của chúng tôi:
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com
Xem thêm: Công nghệ khắc laser là gì? Ứng dụng của công nghệ khắc laser trong cuộc sống