Hiện nay ngành may mặc đang là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất tiêu dùng. Nhưng hiện nay vẫn có nhiều người lầm tưởng ngành công nghiệp dệt may chỉ dừng lại ở việc dệt may thông thường.
Nhưng ngành công nghiệp dệt may lại rộng lớn hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Từ khâu lên thiết kế cho đến khi lên mẫu, sản xuất hàng loạt cuối cùng là đến tay người tiêu dùng là cả một quá trình dài.
Vậy công nghệ vật liệu dệt may là gì?
Phụ lục bài viết
Công nghệ vật liệu dệt may
Sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm ngành dệt may Việt Nam dần vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu trong nước. Vào năm 2018 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt trên 36 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Song để đạt được nhưng điều đó tất cả sản phẩm được gắn mác ‘MADE IN VIETNAM’ không chỉ phải đáp ứng đủ số lượng mà còn phải đáp ứng cả yêu cầu chất lượng từ những nước nhập khẩu.
Tuy vậy, nhưng để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải điều chỉnh, bám theo nhu cầu thị trường và chuyển biến nhanh hơn với những biến động thị trường để nắm bắt cơ hội. Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước để khai thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA)…
Việc nghiên cứu cấu tạo nghiên cứu cấu tạo và tính chất, độ ăn màu, độ bền của vật liệu dệt may hiện nay đã có những ngành học riêng biệt ở các trường đại học đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của ngành nghề.
Việc các vật liệu dệt may được chú trọng nghiên cứu còn có ý nghĩa trong việc thiết lập các tiêu chuẩn thử và thí nghiệm trong ngành dệt về các phương pháp chọn mẫu thực nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy định về hình thức, kích thước của chế phẩm và bán chế phẩm.
Sự khác nhau giữa các vật liệu may mặc thông thường hay trong ngành y tế và trong các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa, xã hội. Sử dụng vật liệu dệt để may quần áo chống nóng dùng trong công nghiệp luyện kim, trang phục bảo hộ trong cứu hỏa, làm lưới đánh cá, các loại dây, làm bông bằng chỉ khâu trong y tế, vải dù, dây dù, vải bạt trong quân đội, vải che phủ các loại thiết bị máy móc và làm lán trại.
Mỗi loại ngành nghề đều có sự đặc thù riêng cũng vì lý do đo mà việc hiểu rõ tính chất vật liệu may là một việc rất quan trọng trong việc lựa chọn loại vật liệu thích hợp.
Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu những tính chất đặc thù của từng ngành nghề có rất nhiều thiết bị công nghiệp hỗ trợ. Một nhóm thiết bị đặc thù này thường thấy trong các nhà máy may mặc lớn dùng để kiểm tra các đặc tính lý hóa của sản phẩm như sợi vải, sợ dệt, sợi bông, các loại thành phẩm như áo, quần, khẩu trang…
Công nghệ thử nghiệm ngành dệt may
Theo số liệu thống kê ở nhiều nước trên thế giới các chế phẩm dệt bằng vật liệu dệt được sử dụng như sau:
– Dùng để may mặc 35 – 40%
– Dùng vào nội trợ sinh hoạt 20 – 25%
– Dùng vào mục đích kỹ thuật 30 — 35%
– Sử dụng vào các công việc khác khoảng 10% (bao gói, văn hóa phẩm, y tế…)
Dựa trên các yếu tố môi trường hay ngoại lực, các nhà nghiên cứu phát triển đã tạo ra những thiết bị chuyên biệt dành cho những thử nghiệm độ bền của vật liệu dệt may cũng như chất lượng của sản phẩm sau khi thành phẩm như tủ vi khí hậu, máy cuộn sợi, máy thử độ bền vải, độ bền màu, máy đo lực, thiết bị kiểm tra an toàn….
Tủ vi khí hậu là nhưng thiết bị mô phỏng những tác động trực tiếp của thời tiết ảnh hưởng đến chất liệu vải hơn. Nhưng thiết bị này, có thể mô phỏng từ các tác động tia UV, nước mưa, nước biển,…
Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, đặc biệt của tia tử ngoại sẽ tiến hành oxy hóa tơ bằng oxy không khí làm cho phibroin giảm độ bền, độ giãn, giảm tính đàn hồi, tăng độ cứng, độ giòn. Nếu chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời trong 200 giờ thì độ bền của tơ sẽ giảm đi 50%. Tương tự như vậy đối với các tác động của thời tiết cùng các yếu tố môi trường khiến cho độ bền của chất liệu giảm đi đáng kể.
Dựa vào những thực nghiệm các kỹ sư có thể tính toán chính xác các đặc tính, đặc điểm của vật liệu từ đó chọn ra được những vật liệu thích hợp. Đặc biệt trong khoảng thời gian dịch bệnh nhu cầu đồ bảo hộ cùng khẩu trang tăng cao. Những đồ như bảo hộ có yêu cầu về tính chống vi khuẩn rất cao vì đây có thể coi là áo giáp phòng hộ của người sử dụng. Chính vì vậy những phòng hoặc tủ vi khí hậu rất qua trọng trong khâu kiểm tra.
Hơn thế việc phân tích độ mảnh và cỡ sợi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền và chắc của sợi. Khi mức độ xoắn càng cao thì sợi càng cứng, đường kính sợi giảm, khôi lượng riêng của sợi càng lớn và độ bền sợi càng tăng. Tuy nhiên khi xét môi quan hệ giữa độ bền kéo và mức độ xoắn thì có một lúc nào đó độ bền kéo đạt tối đa sau đó giảm dần cho đến khi bị đứt do không chịu nổi mức độ xoắn quá cao. Độ săn ứng với độ bền kéo tối đa gọi là săn tới hạn, nhưng lúc như thế này các kỹ sư thường sử dụng thiết bị kiểm tra độ xoắn để tính toán xác định độ săn của sợi.
Đối với những sản phẩm đặc biệt như giấy sinh hoạt, tã lót trẻ em, băng vệ sinh… Việc nghiên cứu và phát triển mang tính cạnh tranh trên thị trường khi nhu cầu chất lượng sinh hoạt của con người tăng theo thời gian. Chính vì thế sự phát triển của công nghệ đã giúp cho các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và thử nghiệm.
Công nghệ dệt may rất rộng và càng ngày càng phát triển theo thời gian và nhu cầu của thị trường.
Công nghệ dệt may ngày càng phát triển giúp cho việc phân tích của kỹ sư ngành vật liệu dệt may giảm lược đi rất nhiều bước, việc tính toán cũng chính xác hơn. Truy cập vào Lidinco để tìm hiểu rõ hơn vể các thiết bị công nghiệp dệt may.
Mua thiết bị thử nghiệm ngành vải, dệt may ở đâu?
Hiện nay, Lidinco đang cung cấp các dòng thiết bị chuyên thử nghiệm cho ngành dệt may đến từ thương hiệu Testex của China. Các sản phẩm của Testex luôn được đảm bảo chất lượng và sử dụng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới Vui lòng liên hệ cho lidinco theo thông tin bên dưới đễ được hỗ trợ tốt nhất